Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 139 - 144)

- Nội dung ngắn gọn, phù hợp, sát với những kiến thức HS vừa học, tích hợp Văn học với tiếng Việt

4. Đóng vai thể hiện một đoạn hội thoạ

3.4.5. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm

Sau các giờ học và buổi ngoại khoá, HS các lớp thực nghiệm đều rút ra được những kiến thức cần thiết và được rèn luyện những kĩ năng tạo câu trong quá trình giao tiếp. Không khí lớp học sôi nổi, HS phát huy được tính tích cực và sự sáng tạo khi tham gia vào những hoạt động trong giờ học. Vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV thực sự phát huy có hiệu quả trong quá trình vận dụng các PPDH tích cực.

Ngoài ra, các kết quả thực nghiệm còn cho thấy việc vận dụng quan điểm “tích hợp” và “tích cực” trong dạy học ngữ pháp là việc hoàn toàn có tính khả thi, ngay cả trong hoàn cảnh trường lớp không có những phương tiện dạy học hiện đại. Vì yếu tố quyết định sự thành công của các PPDH được vận dụng ở đây là cách thức tổ chức lớp học và sự thành thạo kĩ năng xây dựng tình huống có vấn đề và đặt câu hỏi nêu vấn đề, kĩ năng tổ chức các tình huống giao tiếp của GV... Nó không phụ thuộc nhiều vào các phương tiện dạy học có liên quan đến công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, thời gian của các giờ thực nghiệm đều nhiều hơn so với thời gian quy định của chương trình. Rút kinh nghiệm, khi vận dụng các PPDH theo quan điểm “tích hợp” và “tích cực”, GV cần xác định rõ những nội dung nên trao đổi với HS tại lớp và những nội dung hướng dẫn HS tự học ở nhà. Việc định hướng về nội dung và PPDH chứng tỏ bản lĩnh sư phạm của GV khi họ biết phân tích chương trình bài dạy, biết cách làm việc với SGK và với từng đối tượng HS.

Phần 3

KẾT LUẬN

1. Việc đổi mới PPDH đã và đang được thực hiện ở các trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học. Trong những hướng đổi mới ấy có việc vận dụng quan điểm dạy học “tích hợp” và “tích cực”.

Quan điểm “tích hợp” và “tích cực” là hai mặt của vấn đề dạy học. “Tích hợp” chú trọng đến nội dung dạy học, là sự kết hợp nhiều kiến thức và nhiều kĩ năng trong một đơn vị bài học. Còn dạy học “tích cực” lại hướng đến PPDH, đến cách thức tổ chức và khai thác hiệu quả từng PP của GV nhằm hướng dẫn HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, hứng thú. Việc thực hiện cả hai quan điểm trên đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy học và tiết kiệm thời gian cho người học. Bên cạnh đó, khi dạy học theo quan điểm “tích hợp” và “tích cực” GV còn giúp người học hình thành PP tự học.

2. Dạy học ngữ pháp theo quan điểm “tích hợp” và “tích cực” không phủ nhận nội dung và PPDH ngữ pháp truyền thống mà kế thừa những mặt tích cực đã có của nó đồng thời bổ sung những PPDH khoa học và hiện đại nhằm tăng thêm tính hiệu quả của việc dạy tiếng cho HS. Dạy học ngữ pháp theo quan điểm “tích hợp” và “tích cực” không chỉ là sự thay đổi cần thiết, phù hợp với xu thế dạy học hiện nay của các môn khoa học nói chung mà còn hướng đến bản chất của việc dạy ngữ pháp: dạy ngữ pháp là dạy HS vận dụng linh hoạt những kiến thức ngữ pháp vào hoạt động giao tiếp trong mọi lĩnh vực, có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng mẹ đẻ ở các hình thức nói, nghe, viết, đọc trong các văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác nhau.

Muốn vậy, việc dạy học ngữ pháp không thể chỉ dừng lại ở việc trang bị cho HS những kiến thức lí thuyết thuần tuý hay là việc GV giảng giải các khái niệm,

các quy tắc một cách khô khan, trừu tượng mà nó cần được thể hiện trong những tình huống giao tiếp sinh động, gần gũi, bổ ích, thiết thực với HS để từ đó các em có thể tự hình thành những khái niệm hay quy tắc ngữ pháp cần thiết cho hoạt động giao tiếp của mình.

Để việc tích hợp kiến thức có hiệu quả, bên cạnh các PPDH quen thuộc như thông báo - giải thích, thuyết trình,… GV có thể vận dụng hai PP là PP nêu vấn đề và PP giao tiếp. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục đã chứng minh hiệu quả của việc vận dụng hai PP này, đặc biệt trong việc dạy ngôn ngữ cho HS.

Vận dụng PP nêu vấn đề trong dạy học ngữ pháp là cách dạy các khái niệm, các quy tắc ngữ pháp thông qua các tình huống có vấn đề… HS là người trực tiếp tìm cách giải quyết vấn đề và rút ra những kết luận cần thiết sau khi thảo luận về vấn đề. Vai trò của GV là khơi gợi nhu cầu nhận thức của HS thông qua việc đặt ra những tình huống có chứa đựng mâu thuẫn vừa sức HS, giới thiệu với HS các phương tiện nhận thức như nguồn ngữ liệu, tài liệu tham khảo và đặt ra những câu hỏi nêu vấn đề để hướng dẫn và dẫn dắt HS đi đúng hướng, không bàn bạc xa rời nội dung bài học… Những kết luận về khái niệm hay quy tắc rút ra được ở mỗi tình huống hay mỗi bài tập cần có tính khái quát và được chú trọng về khả năng hiện thực hoá trong quá trình giao tiếp.

Cùng với PP nêu vấn đề, PP giao tiếp cũng là PP được vận dụng phổ biến trong dạy học ngữ pháp. Đặc trưng của PP này là các tình huống giao tiếp, trong đó, HS là người tham gia thể nghiệm các vai giao tiếp. Lời thoại trong tình huống thường được GV gợi ý hoặc do HS tự sáng tạo từ những hiểu biết của các em qua việc quan sát và tham gia vào thực tế giao tiếp. Từ những tình huống liên

quan đến nội dung bài học mà HS thể hiện, GV và các HS khác quan sát, nhận xét, rút ra những kết luận về kiến thức và kĩ năng cần thiết. Dạy theo PP giao tiếp, chúng tôi thấy đã khắc phục được một cách cơ bản những hạn chế của PP thông báo- tái hiện một chiều trước đây như làm cho HS bị động, không biết tự mình lí giải các khái niệm, quy tắc ngữ pháp hay lí giải sự khác nhau giữa các hiện tượng ngữ pháp trong nhà trường với hiện thực giao tiếp sinh động hàng ngày.

3. Để vận dụng hiệu quả quan điểm “tích hợp” và “tích cực” trong dạy học ngữ pháp, GV Ngữ văn cần được trang bị tốt và cập nhật thường xuyên các kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt, quan tâm đầy đủ đến các bình diện của câu trong tiếng Việt, đặc biệt là bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng. Bên cạnh đó, việc nắm chương trình ngữ pháp ở phổ thông một cách hệ thống cũng giúp ích cho GV trong việc dạy học tích hợp. Đó là về kiến thức. Còn về PPDH, một khi GV thay đổi PP dạy thì HS cũng sẽ thay đổi cách học. Để tạo cho HS sự tích cực, chủ động trong việc học môn ngữ pháp, GV có thể vận dụng các PPDH tích cực như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, khi vận dụng các PP này, GV cần được rèn luyện kĩ năng xây dựng các tình huống có vấn đề và tình huống giao tiếp, kĩ năng đặt câu hỏi nêu vấn đề, kĩ năng xử lí tình huống trước những cách lí giải khác nhau của HS, … Mỗi PPDH đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, vận dụng PP nào trong bài dạy là điều GV cần cân nhắc sao cho phù hợp với thực tế dạy học.

4. Qua quá trình nghiên cứu, điều tra và thực nghiệm, luận văn đã triển khai một cách cụ thể các PPDH, hình thức và phương tiện dạy học ngữ pháp ở trường THPT dựa trên những định hướng chung về dạy học theo quan điểm “tích hợp” và “tích cực”. Trong đó, luận văn luôn chú trọng những thao tác và kĩ năng cần thiết đối với GV vì thực tế khảo sát cho thấy điều làm hầu hết GV lúng

túng vẫn là khả năng vận dụng các PPDH nói chung vào thực tiễn dạy học phân môn ngữ pháp. Với kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy luận văn đã bổ sung được một số vấn đề có giá trị thực tiễn và tính khả thi cho lí luận dạy tiếng bậc THPT ở phân môn ngữ pháp.

5. Do hạn chế về thời gian, chúng tôi vẫn chưa đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, tổng hợp về hệ thống chương trình ngữ pháp được giảng dạy trong nhà trường mà chỉ dừng lại ở bậc THPT. Do vậy, trong luận văn, chúng tôi chưa đề cập việc vận dụng quan điểm “tích hợp” và “tích cực” để dạy học phần từ loại – một phần quan trọng trong phân môn ngữ pháp chủ yếu được giảng dạy ở bậc THCS.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phát triển một số vấn đề trong luận văn dưới dạng những chuyên đề về dạy học ngữ pháp ở THPT, từ đó hướng đến việc biên soạn một giáo trình chuẩn những kiến thức và kĩ năng dạy học ngữ pháp, trong đó có cập nhật những thành tựu nghiên cứu mới về ngữ pháp tiếng Việt cũng như PPDH ngữ pháp để sinh viên và GV ngành Ngữ văn có thể tham khảo như một tài liệu bổ sung về PP dạy Tiếng hiện nay. Đây thực sự là một vấn đề cần thiết và quan trọng trong việc đổi mới PPDH Tiếng Việt nói chung và ngữ pháp nói riêng.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 139 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)