Về năng lực ngữ pháp của HS

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 67 - 68)

VI. Cấu trúc của luận văn

c) Kĩ năng dạy kết hợp chính khoá và ngoại khoá

2.1.1.3. Về năng lực ngữ pháp của HS

Với chương trình ngữ pháp tiếng Việt trước đây, HS được học rất nhiều kiến thức về ngữ pháp nhưng việc vận dụng những kiến thức ấy vào thực tế giao tiếp thì chưa tốt.

Nhiều kết quả khảo sát đã chỉ ra HS thường mắc những lỗi diễn đạt như viết câu sai logic (như: Ba em là nguồn thu nhập chính trong gia đình), sai quy chiếu (như: Từ lúc lọt lòng, người mẹ đã ngày đêm chăm sóc và lo lắng cho chúng ta; Và ông quyết định cho chữ khi chỉ còn vài canh giờ nữa thôi là Huấn Cao phải vào kinh để chịu tội), sai về kết hợp từ (như: Huấn Cao luôn biết giữ gìn sự tôn nghiêm và tài năng của mình dù cho các yếu tố nào ảnh hưởng đến), sai về liên kết câu (như: Những bài ca dao về tình yêu đôi lứa cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nó mang âm hưởng của cuộc sống thực tiễn rất chân thật qua bao thế hệ. Nói chung, đây cũng là vấn đề muốn nói qua bài ca dao “Tát nước đầu đình”. Đây là bài ca dao nổi tiếng qua nhiều thế hệ mà từ lâu được coi là lời tỏ tình hay nhất trong thơ ca giao duyên của nước ta. Câu ca dao thể hiện rất rõ lời tỏ tình của chàng trai đối với cô gái một cách khéo léo qua bài ca dao sau (sau đó người viết trích bài ca dao “Tát nước đầu đình”)… Những câu văn kiểu như vậy hầu như không sai về cấu trúc ngữ pháp nhưng lại sai về nghĩa, thường bị GV phê là “diễn đạt lủng củng, không rõ ràng…”.

Những lỗi viết câu trên đã cho thấy sự yếu kém về năng lực diễn đạt, sự hạn chế về khả năng tư duy logic và hơn hết là ý thức nói, viết câu tuỳ tiện của một số HS. Thực tế này đã đặt ra yêu cầu phải có những thay đổi về nội dung chương trình cũng như cách dạy học ngữ pháp.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)