Hướng dẫn HS tự học ngữ pháp qua việc làm bài tập thực hành (sau khi học)

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 99 - 101)

- Lời đối thoại có sử dụng từ tình thá

c. Hướng dẫn HS tự học ngữ pháp qua việc làm bài tập thực hành (sau khi học)

khi học)

Mục đích: Giúp HS tự ôn tập, củng cố kiến thức, tự nhận ra những kĩ năng làm bài đã có và còn thiếu để chú ý rèn luyện, bổ sung.

Quá trình hướng dẫn bao gồm các bước sau:

Bước 1: GV nêu bài tập và yêu cầu cụ thể của từng bài tập

Bước 2: HS xác định những kiến thức cần huy động và vận dụng để giải bài tập

Bước 3: HS trình bày kết quả bài làm, HS khác và GV nhận xét.

2.2.2.3. Ngoại khoá

Ngoại khoá là những giờ học được thực hiện ngoài giờ học chính khoá theo thời khoá biểu định sẵn. Hoạt động ngoại khoá trong nhà trường từ lâu đã được xác định là một hình thức tự học bổ ích và có hiệu quả, giúp gắn kết kiến thức trong sách vở với thực tiễn đời sống, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, kiểm tra lại chất lượng dạy học chính khoá, tạo tâm lý thoải mái cho cả người dạy lẫn người học... Với những tác dụng như vậy, hình thức ngoại khoá là hình thức thể hiện một cách sinh động sự tích hợp giữa lí thuyết và thực hành, giữa chính khoá và ngoại khoá.

Đối với môn Ngữ văn, hoạt động ngoại khoá vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mĩ, như GS Phan Trọng Luận đã khẳng định: “Qua hoạt động ngoại khoá Văn học, HS được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục” [27, tr. 381]. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới PPDH Ngữ văn, nội dung đổi mới thường được chú trọng ở giờ học chính khoá, hình thức ngoại khoá vẫn chưa được GV quan tâm đúng mức. Có nhiều lí do để giải thích cho hiện tượng trên, nhưng nổi bật nhất là sự hạn chế về thời gian và kinh nghiệm tổ chức ngoại khoá của GV.

Thiết nghĩ, những hạn chế trên có thể được khắc phục nếu như chúng ta có một cái nhìn đơn giản hơn về vấn đề ngoại khoá. Việc tổ chức ngoại khoá Ngữ văn có thể được tiến hành trong cả một buổi cho tất cả HS trong một khối lớp. Nhưng nó đòi hỏi nhiều vấn đề: thời gian, kinh phí, sự chuẩn bị công phu về nội dung, sự phối hợp giữa các thành viên trong ban tổ chức… Nếu không có điều kiện để thường xuyên tổ chức những buổi ngoại khoá như vậy, GV có thể tổ chức ở từng lớp học, tận dụng một hoặc hai tiết học thực hành tiếng Việt, với nội dung, hình thức gọn nhẹ, vừa giúp HS ôn tập, thực hành, vừa tạo không khí học tập thoải mái qua những bài tập vui có tính thi đua.

Với chương trình ngữ pháp ở THPT, GV có thể tổ chức được những giờ học ngoại khoá đơn giản như vậy sau khi HS học bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (lớp 10), bài Ngữ cảnh hoặc sau khi HS học hết các bài ngữ pháp ở lớp 11 (sau bài Nghĩa của câu)... Tất nhiên, để dành ra được hai tiết học cho ngoại khoá, GV phải cân nhắc lựa chọn một số bài học để hướng dẫn HS tự học ở nhà.

Sau đây là mô hình một buổi ngoại khoá ngữ pháp (trong 2 tiết) dành cho HS lớp 11, sau khi học xong bài Nghĩa của câu.

Phần chuẩn bị

- Sau khi học sinh đã được học bài Nghĩa của câu, tổ chuyên môn thống nhất thời gian và hình thức tổ chức buổi ngoại khoá, GV hướng dẫn học sinh ôn tập để chuẩn bị cho buổi ngoại khoá tại lớp.

- Giáo viên ra đề, tất cả các câu hỏi đều được đưa ra tổ để góp ý, thống nhất chung.

- Thông báo cho HS về thể lệ, hình thức các vòng thi, người dẫn chương trình có thể là GV, có thể là một HS trong lớp đã quen với công việc này, cử tổ thư kí (2 HS trong lớp)

- Mỗi lớp tự xác định thời gian tổ chức, có thể gửi giấy mời BGH, GV tổ Ngữ văn.

Phần thực hiện chương trình (Bảng 2.6) (Trong thời gian 90 phút)

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)