Sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 84 - 86)

VI. Cấu trúc của luận văn

c)Sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng

Phân tích những bài tập trong phần Luyện tập của bài Ngữ cảnh [9, tr.106], ta có bảng :

Bài

tập Ngữ liệu Yêu cầu

Kĩ năng cần rèn luyện cho HS

1

Hai câu văn:

Tiếng phong hạc phập phồng …muốn ra cắn cổ.

Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác (ngữ cảnh), phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu trích.

Phân tích văn bản dựa vào hoàn cảnh sáng tác

-> thấy được vai trò của ngữ cảnh đối với một văn bản văn học.

2

Hai câu thơ:

Đêm khuya văng vẳng… ….. với nước non.

Xác định hiện thực được nói đến trong hai câu thơ

Xác định một nhân tố của ngữ cảnh

3

Hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ

Lí giải những chi tiết về hình ảnh bà Tú

Phân tích nhân vật văn học dựa vào những hiểu biết về ngữ cảnh của bài thơ.

4

Bốn câu thơ trong bài

Vịnh khoa thi Hương - Nhà nước ba năm… …trường Hà.

- Lọng cắm rợp trời… …. mụ đầm ra.

Cho biết những yếu tố nào trong ngữ cảnh đã chi phối nội dung những câu thơ đó

Xác định các nhân tố của ngữ cảnh

5

Tình huống: Hai người không quen nhau gặp nhau, một người hỏi: Bác có đồng hồ không ạ? Xác định cách hiểu và mục đích của câu hỏi Xác định nội dung và mục đích giao tiếp

Bảng 2.3 Kĩ năng cần rèn luyện qua hệ thống bài tập của bài “Ngữ cảnh”

Quan sát bảng 2.3, ta thấy:

- Tất cả các bài tập đều mang tính chất nhận biết, làm rõ cho phần lí thuyết về ngữ cảnh mà HS đã học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các ngữ liệu tuy quen thuộc nhưng phần lớn được trích trong các tác phẩm văn học trung đại, khá xa lạ với giao tiếp thực tế của HS.

- Số lượng bài tập nhằm giúp HS thấy được vai trò quan trọng của ngữ cảnh trong văn bản văn học khá nhiều.

- Chưa hướng đến rèn luyện cho HS kĩ năng giao tiếp

- Các bài tập chưa tạo thành một hệ thống với mục đích rèn luyện các kĩ năng sử dụng câu linh hoạt theo ngữ cảnh.

Trên đây là một ví dụ để giúp GV nhận thấy tính chất “vừa thừa vừa thiếu” của bài tập ngữ pháp trong SGK.

Để HS hiểu các khái niệm cũng như các quy tắc ngữ pháp một cách sâu sắc, GV có thể xây dựng cho HS một hệ thống bài tập rèn luyện các kĩ năng thực hành câu hướng đến mục đích giao tiếp bằng các bài tập nêu vấn đề. Các bài tập này cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức

- Sắp xếp từ dễ đến khó, rèn luyện các kĩ năng từ đơn giản đến phức tạp - Bám sát kiến thức ngữ pháp trọng tâm của bài học

- Ngữ liệu trong bài tập đa dạng, gần với thực tế giao tiếp của HS - Hướng đến hoạt động giao tiếp

- Đánh giá được khả năng khái quát các mối liên hệ cùng loại thành các quy

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 84 - 86)