Trả lời nhanh

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 123 - 124)

- Nội dung ngắn gọn, phù hợp, sát với những kiến thức HS vừa học, tích hợp Văn học với tiếng Việt

2. Trả lời nhanh

- Thời gian suy nghĩ: 20 giây/ câu - Số điểm cho một câu trả lời đúng: 10 - Tổng số câu hỏi: 8 (2 câu/nhóm)

- Thể lệ: Các nhóm lần lượt chọn câu hỏi, nghe câu hỏi và nhanh chóng trả lời sau khi hết thời gian suy nghĩ, nếu câu trả lời chưa chính xác, các nhóm khác được bổ sung

- Các câu hỏi:

1. Nêu những cách để nhận biết thành phần khởi ngữ của câu.

2. Nêu những điểm giống và khác nhau của hai thành phần khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống trong câu.

3. Nêu vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp.

4. “Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:

- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng…”

Có thể viết thành phần in đậm trên theo trật tự “rất sắc nhưng nhỏ” được không? Tại sao?

5. Với câu: “Còn bài tập này thì sao?”, hãy thể hiện bằng hai ngữ điệu khác nhau để người nghe hiểu theo hai cách khác nhau? Giải thích ngữ cảnh của từng cách hiểu.

6. Chọn từ tình thái thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau và giải thích lí do lựa chọn:

“Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu. Mặt trời… đã lên cao, và nắng bên ngoài … rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài đủ biết.”

7. Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu thơ sau: Ngoài này nắng đỏ cành cam

Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa

(Tố Hữu) 8. Sửa lỗi trong câu sau:

“Trong kho tàng văn học Việt nam có rất nhiều thể loại văn học dân gian, trong đó cái quan trọng nhất trong thể loại văn học dân gian là ca dao dân ca”.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)