Chuẩn kiến thức đối với HS

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 62 - 64)

VI. Cấu trúc của luận văn

c) Kĩ năng dạy kết hợp chính khoá và ngoại khoá

1.2.3.2. Chuẩn kiến thức đối với HS

Ở bậc THPT, các kiến thức về ngữ pháp mà HS cần nắm không nhiều về lí thuyết, phần lớn là các kĩ năng thực hành, cụ thể như trong bảng 1.5.

Yêu cầu đối với HS Về lí thuyết Các kiến thức:

+ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ + Ngữ cảnh

+ Nghĩa của câu

Về thực hành + Tác dụng và cách viết một số kiểu câu trong văn bản (câu đơn, câu phức, câu ghép, câu bị động, câu có khởi ngữ, …)

+ Tác dụng và cách sắp xếp trật tự các bộ phận trong câu đơn, ghép.

Về kĩ năng + Giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh

+ Tạo nghĩa tình thái cho câu một cách tinh tế + Liên kết câu hiệu quả

Bảng 1.5 Chuẩn kiến thức ngữ pháp của HS THPT

Xác định rõ những kiến thức cần cung cấp cho HS như trên sẽ giúp GV có mục tiêu dạy học ngữ pháp cụ thể và luôn hướng đến trọng tâm của từng đơn vị bài học.

TIỂU KẾT

Tóm lại, dạy học theo quan điểm tích hợp kiến thức và tích cực hoá hoạt động học tập của HS là những hướng dạy học đáp ứng yêu cầu của lí luận và cả thực tiễn của PPDH hiện đại. Việc áp dụng những quan điểm dạy học này nhằm khắc phục một số hạn chế của chương trình và PPDH trước đây, giúp HS có khả năng tự học, nhìn thấy được mối liên hệ giữa những kiến thức trong nhà trường với thực tế, và biết vận dụng những kiến thức ấy vào cuộc sống.

Đối với môn Ngữ văn, ngữ pháp là phân môn có vai trò quan trọng trong việc hình thành cho HS những quy tắc sử dụng tiếng Việt và biết vận dụng linh hoạt những quy tắc đó trong quá trình giao tiếp. Với chức năng đó, ngữ pháp có nhiều thuận lợi để vận dụng quan điểm “tích hợp” và “tích cực”. Tuy nhiên, việc vận dụng những quan điểm này trong dạy học ngữ pháp cũng đặt ra không ít những yêu cầu, đặc biệt là yêu cầu về năng lực của GV.

Phần tiếp theo luận văn sẽ trình bày về tình hình dạy học ngữ pháp ở trường THPT hiện nay và những hướng vận dụng quan điểm “tích hợp” và “tích cực” trong dạy học ngữ pháp thông qua hai PP cụ thể là PP nêu vấn đề và PP giao tiếp.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)