Phương thức thực hiện hành động tại lời gián tiếp

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 89 - 90)

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO HÀM NGÔN

3.2.10 Phương thức thực hiện hành động tại lời gián tiếp

Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Sử dụng các hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp là biện pháp rất có hiệu lực, để truyền báo các ý nghĩa hàm ẩn, đặc biệt là các ý nghĩa hàm ẩn dụng học.”. [7-379] Thực tế sử dụng ngôn ngữ cũng cho thấy, với hành động tại lời gián tiếp, người ta có thể nói được nhiều hơn cái mà họđã nói ra. Vì, muốn nhận biết HĐTLGT thì trước tiên phải nhận biết HĐTLTT thông qua biểu thức ngôn hành. Khi người nói không thỏa mãn điều kiện sử dụng của HĐTLTT thì sẽ tạo ra HĐTLGT. Như vậy, HĐTLGT là kết quả của sự suy ý từ HĐTLTT, chính là hàm ngôn.

(45) SP1: Anh về anh cạo râu đi,

Mai sau trẻ lại, anh thì đến chơi.

SP2: Tức cái phận, giận cái duyên,

Ba cái râu mọc sớm để gái thuyền quyên giày vò.

Tiểu từ cầu khiến điđứng ở vị trí cuối câu là dấu hiệu đặc trưng của biểu thức ngôn hành cầu khiến, mang ý nghĩa yêu cầu người nghe thực hiện hành động “cạo râu cho trẻ lại rồi hãy đến

chơi”. Tuy nhiên, trong tâm thức người Việt, râu mang nghĩa biểu trưng cho người đàn ông tuổi cao. Thực tế, cạo râu không có nghĩa là sẽ trẻ lại. SP1 đã yêu cầu một hành động phi thực tế. Điều này cho thấy, SP1 đã vi phạm điều kiện thực hiện hành động cầu khiến: người nghe không có khả

năng làm mình trẻ lại và người nói biết rõ điều đó, nghĩa là người nói không thực sự mong muốn người nghe thực hiện hành động đó. Do vậy, lượt lời của SP1 không có hiệu lực trực tiếp cầu khiến mà là gián tiếp thực hiện hành động chê bai. SP2, thông qua suy ý, hiểu rằng SP1 yêu cầu mình cạo râu chính là hàm ngôn chê mình đã già nên có hành động giải thích là do “râu mọc sớm”.

(46) Nước bưng bậu không uống, bậu uống nước bàu, Chê đây lấy đó, ai giàu hơn ai?

Nêu câu hỏi này, S rõ ràng đã vi phạm điều kiện chuẩn bị và điều kiện chân thành của hành

động hỏi. Ở câu nói thứ nhất với hình ảnh ẩn dụ “nước bưng, nước bàu” cho thấy S đã biết lời giải

đáp cho câu hỏi của mình. Do đã biết thông tin, S chắc chắn không phải muốn biết “ai giàu hơn” mà là để tỏ thái độ không bằng lòng với việc “chê đây lấy đó” của H, tức là thực hiện HĐTLGT chê trách.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)