Phương thức dùng cấu trúc nhân quả

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 81 - 82)

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO HÀM NGÔN

3.2.4 Phương thức dùng cấu trúc nhân quả

Hai hiện tượng x và y có quan hệ nhân quả là: khi xảy ra hiện tượng X là sẽ xảy ra y. x→y. Quan hệ này thể hiện qua cấu trúc chuyên dụng như sau:

Nguyên nhân – kết quả: vì x nên y

Điều kiện kết quả: nếu x thì y, bao giờ x thì y

Cơ chế quan hệ lập luận là p→r, trong đó, p là dữ kiện xuất phát làm căn cứđể suy ra kết đề, còn gọi là các tiền đề, r là đích khẳng định, gọi là kết đề. Theo Nguyễn Đức Dân, [l0-237], điều kiện

để có một câu nhân quả có hàm ngôn là người nghe thấy ngay được tính đúng sai của tiền đề. Muốn vận dụng cơ chế này tạo ra hàm ngôn, chúng ta chỉ việc tạo câu có cấu trúc “nếu X thì Y”, trong đó, nếu muốn hàm ngôn bác bỏ Y thì tạo ra X hiển nhiên sai, và ngược lại chẳng hạn:

(22) Bao giờ chạch đẻ ngọn đa, Sáo đẻ dưới nước, thì ta lấy mình.

Tiền đề “chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước” hiển nhiên sai nên suy ra kết đề “ta lấy mình” là sai. Hàm ngôn: ta không lấy mình.

(23) Nếu mà không lấy được anh, Thì em tự vẫn gốc chanh nhà chàng.

Ở ví dụ (23), tiền đề p được ngầm ẩn là: không lấy được anh là em chết. Vì thực tế không ai muốn chết, nghĩa là muốn bác bỏ cái chết, nên suy ra kết đề hàm ngôn: em phải lấy anh.

Nguyễn Đức Dân chỉ ra rằng, chỉ cần xác định đúng tiền đề a hoặc kết đề b, đem phủđịnh nó là sẽđược hàm ý gốc của câu. Từ hàm ý gốc suy ra hàm ý thích hợp trong ngữ cảnh.

(24) Anh về kiếm được vảy con cá trê vàng, Cái gan con tép bạc, thì nàng theo không

Ở ví dụ (24), phủ định tiền đề, kết đề ta có: anh không kiếm được vảy cá trê, gan con tép và nàng không theo anh. Suy ra, hàm ngôn là lời từ chối tình cảm: sẽ không theo anh.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)