TIẾNG VIỆT 2.1 Lý thuyế t chung
2.2.2.2 Hành động cảm thán
Cảm thán là hành động ngôn từ mà ở đó người nói bộc lộ cảm xúc của mình trước một sự
kiện nào đó có tác động đến họ, gây ra một trạng thái cảm xúc ở mức độ cao buộc họ phải nói ra. Hành động cảm thán thường do những động từ nhưthan, than thở, reo, trầm trồ… biểu thị. Nhưng, những động từ này đều mang chức năng miêu tả mà không mang chức năng ngôn hành nên biểu thức ngôn hành của hành động cảm thán thường là biểu thức ngôn hành nguyên cấp chứ không phải biểu thức ngôn hành tường minh.
Ví dụ: (30)
Mấy khi rồng gặp mây đây,
Để rồng than thở với mây vài lời. Nữa mai rồng ngược mây xuôi Biết bao giờ lại nói lời rồng mây.
Thực tế, trong tiếng Việt, rất ít hành động cảm thán được biểu thị bằng các động từ nêu trên mà các IFIDs biểu thị hành động cảm thán chính là các phụ từ chỉ mức độ, tổ hợp thán từ như: chao ôi, trời ơi, nỡ nào, lắm, quá …đứng một mình hoặc trước và sau từ chỉ trạng thái tính chất, hoặc trước và sau mệnh đề.
Ví dụ: (31)
- Trời ơi là trời!
- Cái áo đẹp lắm!
- Con khát nước quá!
Trong ca dao đối đáp giao duyên, do quy định của cấu trúc văn bản nghệ thuật, biểu thức ngôn hành biểu thị hành động cảm thán không có dạng chỉ có phụ từ chỉ mức độ mà chỉ có dạng là: p + phụ từ chỉ mức độ. Ví dụ: (32) a. Nhớ chàng lắm lắm chàng ơi! Nhớ chỗ chàng đứng, nhớ nơi chàng nằm. b. Cái nón của chàng đẹp lắm chàng ơi! Chàng cho thiếp mượn che trời nắng mưa.
Trong hoạt động giao tiếp thông thường, hành động cảm thán chủ yếu được thực hiện trực tiếp, nhưng trong ca dao giao duyên hành động cảm thán chủ yếu được thực hiện qua hành động hỏi, trần thuật và trách cứ.
- Hành động cảm thán được thực hiện gián tiếp bằng hành động hỏi Ví dụ: (33)
Ao hồ cá lội trông sao,
Em có chồng rồi, anh biết liệu sao bây giờ?
Thực hiện hành động hỏi nhưng chàng trai trong ví dụ 33 không mong muốn có được thông tin mà chỉ muốn bày tỏ sựđau khổ quá mức chịu đựng. Chàng trai nghe tin cô gái lấy chồng đã thốt lên lời đau đớn đó. Câu hỏi này còn được gọi là câu hỏi tu từ, một hình thức hỏi để bày tỏ.
- Hành động cảm thán được thực hiện gián tiếp bằng hành động trần thuật Ví dụ: (34)
Chờ anh em gắng sức chờ, Chờ hồi mười bảy, bây giờ ba muơi.
Hành động trần thuật bình thường là hành động chứa đựng thông tin mà H quan tâm nhưng không bộc lộ cảm xúc của S, còn khi nó có hiệu lực tại lời chủ yếu là bày tỏ cảm xúc bên cạnh nội dung thông tin thì nó gián tiếp thực hiện hành động bày tỏ. Ở ví dụ 34, cô gái vừa khẳng định thời
gian chờđợi vừa bộc lộ sự xót xa của mình trước sự chờđợi đã lấy mất đi nhan sắc, tuổi xuân, cái quý giá nhất của người con gái.
- Hành động cảm thán được thực hiện bằng hành động trách cứ
(35) Người ta trắng nõn trắng nà, Mình đen thui thủi như là củi thui.
Trách bà mụ khéo trêu ngươi, Nặn người thếấy, nặn tui thế này.
Trong hành động trách cứ trực tiếp, đối tượng bị trách cứ là H vì H tạo ra X mà X gây ra hiệu quả tiêu cực đến S. Nhưng ởđây, đối tượng bị trách cứ không phải H mà là một nhân vật hư cấu, do
đó S không nhằm mục đích trách cứ mà chỉ thốt ra lời cảm thương cho nỗi đau khổ bất hạnh của mình: chỉ vì xấu xí nên không xứng với người mình thương.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong nhóm cảm thán, đa phần là những lời than thở khi yêu tan vỡ. Có nhiều trường hợp than thở gắn liền với trách cứ:
(36) Cha mẹ biểu ưng em đừng mới phải, Em nỡ lòng nào bạc ngãi bỏ anh