Hành động trần thuật

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 59 - 61)

TIẾNG VIỆT 2.1 Lý thuyế t chung

2.2.4.1 Hành động trần thuật

Hành động trần thuật là bằng ngôn ngữ S kể lại cho H một sự kiện X mà S đã chứng kiến với giả thiết là H chưa biết về sự kiện này. Mặt khác khi kể lại X thì S giả thiết rằng X phải nằm trong sự quan tâm của H, có khả năng gây hứng thú cho H. Thêm nữa, khi kể S phải khẳng định sự có mặt của X và miêu tả tỉ mỉ các biểu hiện của X. Như vậy, X phải là cái có trước, là hiện thực tồn tại trước, trong thời điểm nói. Căn cứ vào đặc điểm này có thể nói hành động trần thuật là thuật ngữ

bao hàm các hành động có tên gọi là thông báo, kể, miêu tả, khẳng định.

Để nhận diện hiệu lực tại lời của hành động trần thuật, theo Đặng Thị Hảo Tâm: [78 -54] hành động trần thuật, tức hành động do biểu thức miêu tả / thông báo / kể / đánh giá tạo ra. Do biểu thức ngôn hành miêu tả không có các IFIDs đặc trưng để chỉ ra các hiệu lực tại lời nên rất dễ lẫn với các biểu thức ngữ vi nguyên cấp của các hành động không phải miêu tả tạo ra. Cụ thể hơn, hình thức chuyên dụng để biểu thị hiệu lực tại lời của hành động trần thuật là cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ. Cấu trúc này xuất hiện trong nội dung p của biểu thức ngôn hành thuộc những hành động khác. Ngoài ra có thể xuất hiện một số phụ từ tình thái đứng ở cuối câu làm tăng thêm sắc thái khẳng định hoặc phủ định cho nội dung miêu tả như ấy, đấy, lắm, thật vậy… Tuy nhiên, các từ, tổ hợp phụ từ,

đại từ này cũng mang tính chất không chuyên dụng cho biểu thức trần thuật, vì chúng còn có thể

xuất hiện ở những biểu thức khác. Do đó, trên phương diện lí thuyết, biểu thức ngôn hành của hành

động trần thuật tồn tại ở hai dạng: 1) biểu thức ngôn hành tường minh, với hiệu lực trần thuật được tường minh bằng các động từ ngôn hành như kể, thông báo, bảo… ; 2) biểu thức ngôn hành nguyên cấp, tức là không có động từ ngôn hành tường minh hoá hành động trần thuật mà hiệu lực tại lời nằm ở nội dung mệnh đề p.

Trong ca dao đối đáp giao duyên, hầu hết hành động trần thuật được biểu hiện bằng biểu thức ngôn hành nguyên cấp. Có thể công thức hoá biểu thức ngôn hành nguyên cấp trần thuật như sau: NP – VP

Trong đó, NP: ứng với chủ từ trong cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ, đồng thời có thểđóng vai trò người nói / người nghe (người nói có thể vắng mặt, người nghe có thể xuất hiện ở vị trí đề ngữ, hô gọi); VP: cấu trúc sự kiện.

Ví dụ: (53)

Gió xuân thổi ngọn phù dung,

Lòng anh như sắt, em cũng nung cho mềm.

Đích tại lời của hành động trần thuật là làm cho người nghe ý thức được sự tồn tại cũng như

các biểu hiện của sự kiện và chấp nhận nó.

Khi lực ngôn trung của hành động trần thuật không nhằm đạt tới đích trình bày một hiện thực với một niềm tin, mà hướng người nghe đến chỗ buộc phải hành động thì lúc đó hành động trần thuật được dùng gián tiếp. Để tạo lực ngôn trung gián tiếp, sự kiện X phản ánh trong nội dung p vi phạm điều kiện sử dụng, tức là S cố tình nói những điều không có thật hay những điều mà S biết chắc H đã biết.

Ví dụ: (54)

Hôm qua anh đi chợ trời,

Thấy ông nguyệt lão đang ngồi ở trên. Tay thì cầm bút cầm nghiên, Tay cầm tờ giấy đang biên rành rành.

Biên ta rồi lại biên mình, Biên đây lấy đấy, biên mình lấy ta.

Chẳng tin lên hỏi ông trăng già, Trăng già cũng bảo rằng ta lấy mình. Chẳng tin lên hỏi thiên đình,

Thiên đình cũng bảo rằng mình lấy ta.

Ở ví dụ 54, người nói kể một sự kiện phi hiện thực thấy ông Nguyệt Lão đang ghi chép ta lấy mình. Ông Nguyệt Lão chỉ là nhân vật thần thoại dân gian, làm công việc xe duyên. Điều phi hiện thực này sẽ khiến người nghe liên tưởng đến chuyện tình duyên và hiểu dụng ý của người nói là bày tỏ mong muốn được sánh đôi vợ chồng. Trong tư liệu của chúng tôi, hành động trần thuật có hiệu lực là bày tỏ xuất hiện 195 lần. Ngoài ra, hành động trần thuật còn có chức năng gián tiếp trách cứ, cam kết, từ chối.

Hành động trần thuật được sử dụng nhiều trong cuộc đối đối đáp giao duyên là trần thuật - khẳng định và trần thuật - giải thích.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)