Phương thức tạo hàm ngôn bằng cách vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 84 - 86)

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO HÀM NGÔN

3.2.7Phương thức tạo hàm ngôn bằng cách vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất

Vi phạm qui tắc chiếu vật – chỉ xuất là một trong những cơ chếđể tạo ra hàm ngôn cho phát ngôn. Chúng ta biết rằng tự bản thân các từ không quy chiếu đến cái gì cả. Bằng hành vi chiếu vật, người nói đưa sự vật mình định nói vào diễn ngôn bằng các từ ngữ, câu. Theo G.Green thì “Thuật ngữ chiếu vật dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào,

đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến” [dẫn theo 50 -3]. Nếu chiếu vật là hành

động của con người thì việc tạo lập biểu thức chiếu vật như thế nào có liên quan đến ý định của người nói. Nếu người nói cố tình tạo mơ hồ về chiếu vật hoặc thay đổi ngôi bậc là họ có ý định

dùng cách nói hàm ngôn. Vi phạm quy tắc chiếu vật để tạo hàm ngôn trước hết phải kể đến việc dùng từ xưng hô.

Hệ thống các từ xưng hô trong ca dao giao duyên tiếng Việt rất đa dạng, chứa đựng nhiều sắc thái biểu cảm. Mỗi cặp từ xưng hô đều TGĐ một kiểu quan hệ hội thoại nhất định. Bằng cách lựa chọn từđể xưng hô, người nói đã định một khung quan hệ liên cá nhân. Bên cạnh đó, từ xưng hô còn đóng vai trò như một biểu thức biểu thị tình cảm. Do đó, trong ca dao đối đáp giao duyên, sử

dụng từ xưng hô là một chiến lược giao tiếp quan trọng. Ngoài ra, việc sử dụng từ xưng hô còn chịu

ảnh hưởng bởi những quy ước xã hội. Việc cố tình xưng hô không theo qui ước hoặc đột ngột thay

đổi cách xưng hô trong cuộc thoại là một cách để tạo ra hàm ngôn. Ví dụ: (30) SP1: Anh về chi nữa anh ơi,

Ởđây em dạm một nơi thanh nhàn.

SP2: Anh về chẻ nứa đan sàng, Bện dây đan võng cho nàng ru con.

Ở lượt trao lời, SP1 xưng “em” và gọi “anh”, do vậy ta có cặp từ xưng hô anh-em. Nhưng ở

lượt đáp lời, SP2 xựng “anh” và gọi “nàng”. Việc cố tình dùng từ xưng gọi “nàng” là không theo quy ước là chứa đựng hàm ngôn: “nàng” ởđây cũng có thể hiểu là “em”, cũng có thể hiểu là người khác.

(31) Bấy lâu chàng đợi thiếp trông,

Bây giờ chàng hỏi thiếp nói không sao đành. Mình nghiêng tai tôi nói nhỏ cho rành, Theo mình có thác cũng đành dạ tôi.

Sự chuyển cách xưng hô “chàng-thiếp, mình-tôi” như vậy là ngầm bày tỏ quan hệ giữa hai người, có hàm ngôn: cặp từchàng – thiếp biểu thị một tình cảm nghiêm túc, tha thiết, gắn bó; cặp từ

mình – tôi cho thấy quan hệ giữa hai nhân vật chưa phải là quan hệ vợ -chồng. Mình – tôi phản ánh mối quan hệ hiện tại của hai người vẫn còn khoảng cách.

Việc dùng các từ xưng hô phiếm chỉ cũng là một cách thức tạo hàm ngôn. Bởi vì, nó tạo nên tính đa nghĩa hay mơ hồ về chiếu vật. Hình thức này được ca dao giao duyên sử dụng khá nhiều. Rất nhiều trường hợp ca dao dùng các từ phiếm chỉ nhưai, đây, đó, cô ấy, anh ấy… để xưng gọi thay vì dùng các cặp từ xác định như anh –em, thiếp – chàng…

(32) - Cô kia bóng bẩy làm chi,

Để cho anh ấy đi đi về về? - Ai làm cái nón quai thao,

Cô kia, anh ấy, cô nào trong trường hợp này chứa đựng hàm ngôn ngầm chỉ hai nhân vật

đang trực tiếp đối thoại. Chính là em quá xinh đẹp khiến anh phải say đắm. (33) SP1: Hỡi người vác cuốc dưới đồng,

Thăm lúa thăm mạ hay lòng thăm ai?

SP2: Anh nay vác cuốc thăm khoai, Nào ai có dám thăm ai ngoài đồng.

Tự xưng mình là “ai”, gọi “em” bằng “ai”, làm cho đối tượng đang trò chuyện trực tiếp thành gián tiếp, đang xác định trở thành không xác định là cách nói hàm ngôn. Cách nói này giúp các đối tượng giao tiếp tránh được sự khó nói.

Xưng hô chịu sự chi phối mạnh mẽ của quan hệ liên cá nhân nên khi người nói trong cuộc thoại lựa chọn hoặc thay đổi từ xưng hô thì người nghe phải thực hiện thao tác suy ý, để xác định

được ý định của người nói, để có chiến lược hồi đáp thích hợp.

Sử dụng phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ cũng là một biện pháp cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật.

(34) Chưa chi anh đã vội về, Hay là xuân giục vội về với xuân.

Xuân có nghĩa gốc là mùa xuân nhưng được chuyển nghĩa dùng để chỉ những người trẻđẹp. Cô gái có hàm ý rằng chàng trai vội ra về vì có cô gái trẻđẹp nào đó đang thúc giục, chờđợi.

(35) Nhà em cao hàng rào em kín, Nhà em tám, chín, mười từng. Con ong bay vô không lọt, Biểu con bướm đừng xôn xao.

Ở ví dụ 35, cô gái dựa trên nét tương đồng giữa con ong, con bướm và người con trai đang tán tỉnh cô con gái, đã quy chiếu chàng trai đang ve vãn mình là con bướm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 84 - 86)