TIẾNG VIỆT 2.1 Lý thuyế t chung
2.2.1 Hành động hỏi (Question)
Hỏi là một HĐTL. Theo Searle, mỗi HĐTL đều đòi hỏi phải có những điều kiện để cho việc thực hiện nó đạt hiệu quả đúng với đích của nó. Vậy, để hành động hỏi được thực hiện một cách chân thành và đạt hiệu quả, cần thoả mãn một sốđiều kiện sau: [7-119]
Điều kiện nội dung mệnh đề: tất cả các mệnh đề p hay hàm mệnh đề.
Điều kiện chuẩn bị:
1) Người nói (S) không biết lời giải đáp điều mình hỏi.
2) Cả đối với người nói, người nghe (H) không chắc rằng bất cứ lúc nào người nghe cũng cung cấp thông tin ngay lúc trò chuyện nếu người nói không hỏi.
Điều kiện chân thành: người nói mong muốn có được thông tin đó.
Điều kiện căn bản: người nói nhằm cố gắng nhận được thông tin từ người nghe.
Đây là những quy tắc thực hiện hành động hỏi. Nếu người nói cố tình vi phạm điều kiện trên khi đặt câu hỏi tức là người nói đã lạm dụng hành động hỏi, dùng chúng để thực hiện một cách gián tiếp hành động tại lời khác. Cụ thể người nói dùng hành động hỏi khi:
Đã biết lời giải đáp cho nội dung câu hỏi
Biết chắc người nghe không thể giải đáp được nội dung câu hỏi
Việc sử dụng hành động hỏi nhằm mục đích giải đáp điều mình hỏi là hành động hỏi trực tiếp. Nếu nhằm thực hiện hành động khác thì đó là hành động hỏi gián tiếp.
Khảo sát 1514 câu ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt, kết quả thu được 481 phát ngôn chứa hành động hỏi. Trong đó, 227 câu là hỏi trực tiếp và 254 câu hỏi gián tiếp. Chúng ta có thể
thấy hành động hỏi có tần số xuất hiện khá cao. a) Hành động hỏi trực tiếp
a.1) Hành động hỏi tổng quát được cấu tạo theo khuôn hỏi kiểu: có… không?; đã …chưa?; có …chăng? (có) ….phải không?; (có)… chưa?;…
Ở kiểu hỏi này, người nói dựđoán hai khả năng xảy ra của hành động hoặc sự kiện A. Tuy nhiên, có hai trường hợp xảy ra: thứ nhất S nghiêng về dự đoán khả năng “có” nhưng không chắc chắn nên đưa ra câu hỏi nhằm xác minh dự đoán của mình là đúng; thứ hai A có thể tồn tại hoặc không tồn tại trong hiện thực và S rơi vào trạng thái dao động giữa hai khả năng đó. Đồng thời, cũng có sự khác nhau giữa cấu trúc hỏi có … không? (1), đã …chưa? (2). (1) S giảđịnh khả năng p có thể xảy ra ở tại điểm mốc thời gian t, không gian mà S xác định cụ thể. S mong muốn H cho biết cụ thể p tồn tại hay không tồn tại. (2) S muốn biết p tồn tại hay không tồn tại ở một thời điểm nào
đó trước t. Ví dụ: (5)
a. Anh đã có vợ con chưa,
Mà anh ăn nói đẩy đưa ngọt ngào?
b. Gặp đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không?
c. Ngủ quên một giấc hừng đông,
Hẹn thời lỡ hẹn, mình trông không mình?
d. Em đà thuận lấy anh chưa,
Để anh đốn gỗ rừng nưa đóng thuyền?
e. Gặp nhau đây đâu phải điều trăng gió
Xin hỏi một lời đã có chồng chưa?
Xin hỏi cô một lời cô cứ thật phân qua.
Trong ví dụ 5, giả định ngữ cảnh của phát ngôn 5.a là: chàng trai và cô gái chưa từng biết nhau và họ gặp nhau trong một dịp nào đó; chàng trai tỏ ra là người lịch thiệp trong lối trò chuyện, tán tỉnh cô gái. Cô gái căn cứ vào dấu hiệu “ăn nói ngọt ngào” của chàng trai khi anh ta buông lời tán tỉnh, đoán định có thể chàng trai đã có vợ. Hoặc, cô gái nhận thấy chàng trai nói chuyện rất có duyên, muốn trao gửi tình cảm nhưng trong lòng phân vân không biết chàng trai đã có vợ hay chưa. Cô gái thực hiện hành động hỏi với mong muốn biết trong quá khứ việc chàng trai có vợ có tồn tại hay không. Ở phát ngôn 5.c chàng trai đoán định là cô gái đang nhớ mong mình, muốn xác minh
điều mình đoán định là đúng. Bởi lẽ chàng trai cũng nhớ mong cô gái, chuyện ngủ quên chỉ là cái cớ
giải thích nguyên nhân lỡ hẹn mà thôi. Trong câu này yếu tố “có” bị tỉnh lược. a.2) Hành động hỏi lựa chọn được cấu tạo với các từ lựa chọn: hay; hay là…
Thứ nhất, hỏi lựa chọn có khuôn hỏi “có … hay không?; hay?; đã… hay chưa?”, S đặt H trước một sự lựa chọn giữa hai khả năng trả lời. S giả định một trong hai khả năng ấy là đúng với
hiện thực. Xét về thực chất, câu hỏi này không khác câu hỏi có ...không? Điểm khác ởđây là khi dùng cấu trúc hỏi này, S có dụng ý buộc H phải bày tỏ quan điểm một cách dứt khoát, rõ ràng nội dung mà câu hỏi đưa ra.
Ví dụ: (6)
a. Gặp đây anh hỏi thực nàng,
Còn không hay đã đá vàng cùng ai?
b. Dao vàng bỏđãy kim nhung
Hỡi người quân tử có dùng hay không?
c. Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược, Anh mảng thương nàng biết được hay không?
d. Anh chào nàng rồi lại hỏi nàng:
Phụ mẫu nhà đã định đức đông sàng hay chưa?
e. SP1 - Cô kia má đỏ hồng hồng
Dừng tay tôi hỏi có chồng hay chưa?
SP2 - Có chồng năm ngoái năm xưa Năm nay chồng bỏ như chưa có chồng.
Khi thiết lập nội dung mệnh đề hỏi, chàng trai hoặc cô gái đưa ra hai lựa chọn và mong muốn người đối thoại định rõ phần lựa chọn. Chẳng hạn, ở ví dụ 6.a, chàng trai đưa ra hai lựa chọn: “còn không” là chưa chồng, chưa bị ràng buộc và đã thề hẹn đá vàng, đã ràng buộc với ai đó. Chàng trai muốn cô gái xác định dứt khoát một trong hai lựa chọn đó: có hay chưa có chồng. Về hình thức, cách nói có vẻ bóng gió xa xôi nhưng nội dung thì rất cụ thể xác thực đã phản ánh được sự chân chất, tế nhị của người lao động.
Thứ hai, cũng là hình thức hỏi lựa chọn nhưng S không dùng khuôn hỏi “có…hay không?”
mà biểu thức ngôn hành biểu thị hành động hỏi trong trường hợp này là: S- V - bên nào?. (S: chủ
thể, V: động từ) Ví dụ: (7)
a. SP1 - Một bên đèn sách văn chương, Một bên bị gậy, em thương bên nào?
SP2- Bên đèn sách em cũng vì, Bên bị gậy em thì cũng thương.
b. SP1- Một bên quần rộng áo dài Một bên cày cấy lấy khoai đổ bồ
Hai bên em chuộng bên mô?
Thứ ba, hỏi lựa chọn có kết cấu “hay là….?”: cũng hỏi lựa chọn nhưng thiên vềđoán định. S cho rằng điều đoán định của mình là đúng nhưng còn hoài nghi khả năng hiện thực của nội dung. Tuy mang tính chủ quan nhưng người hỏi không dồn ép, áp đặt mà để người người nghe lựa chọn câu trả lời. Tuy nhiên, do S nghĩ rằng điều mình đoán định là đúng nhưng không chắc chắn và nhận thấy thông tin đưa ra có khả năng đe doạ thể diện người nghe nên sử dụng một số tác tử thông tin ngữ dụng bổ trợ gắn với hành động hỏi.
Ví dụ: (8)
Gặp nhau ghé nón không chào, Hay là em đã có người nào hơn anh?
Thông tin ngữ dụng “gặp…không chào” dẫn đến hành động đoán định “đã có người (khác)”. Ta hình dung ra ngữ cảnh của phát ngôn: chàng trai và cô gái từng có quan hệ yêu thương. Hiện tại cô gái biểu hiện thái độ thờơ với mối quan hệ đó bằng hành động “không chào”. Căn cứ biểu hiện của cô gái mà chàng trai đoán cô gái đã có người khác. Chàng trai thực sự mong muốn nhận được thông tin. Với câu hỏi này, câu trả lời của cô gái có thể là: đã có bạn trai khác; đã có chồng; chưa có người khác hoặc nêu lí do kèm theo lời giải thích.
a.3) Hành động hỏi chuyên biệt được cấu tạo bằng các đại từ nghi vấn: ai, đâu, sao, nào, bao nhiêu…
- Hỏi về nguyên nhân: sao/ thế nào, cớ chi?
Hỏi về nguyên nhân thường xuất hiện hai trường hợp. Thứ nhất, S muốn truy tìm nguyên nhân của sự kiện, hiện tượng. Tức là, S muốn tìm lời giải đáp cho một sự kiện, hiện tượng mà bản thân không tự giải thích được.
Ví dụ (9)
a. SP1 – Anh cầm cổ tay, anh chỉ cổ tay Ngày xưa em trắng sao rày em đen?
SP2 – Vì chưng em lấy chồng hèn Mò cua bắt ốc em đen thế này.
Hoặc
b. Anh thương em chỉ nói bên ngoài
Sao anh không nói tận tay mẹ thầy?
Có thể hình dung ngữ cảnh của câu ca dao trong ví dụ 9.b: chàng trai và cô gái quen nhau đã lâu, bạn bè xung quanh ai cũng biết. Cô gái muốn có cuộc hôn nhân, muốn chàng trai đến nhà xin phép bố mẹ “nói tận tay mẹ thầy”, nhưng chàng trai ví lí do nào đó nên không thực hiện mong muốn của cô gái. Hành động hỏi của cô gái là muốn làm rõ nguyên nhân đó. Trường hợp này cũng có thể
đoan chính, có lễ giáo, trước khi trao gửi tình cảm muốn chàng trai đến xin phép cha mẹ của mình hoặc trách chàng trai không thật lòng: chỉ yêu chơi ngoài đường.
Thứ hai, S đứng trước một tình trạng mâu thuẫn: S giả định và chờ đợi như thế này nhưng thực tế xảy ra như thế khác.
Ví dụ: (10)
Tay em tay bạc tay vàng
Sao anh không chuộng, chuộng nàng tay không?
Theo lẽ thường, nếu được lựa chọn giữa một nơi có nhiều tiền của và một nơi không có gì thì người ta sẽ lựa chọn nơi lắm bạc nhiều vàng. Chàng trai đã làm điều ngược lại với lẽ thường và như
vậy đã nằm ngoài dựđoán của cô gái. Chàng trai đã chọn người con gái không có tiền của khiến cô gái muốn tìm hiểu nguyên nhân đó.
- Hỏi vềđặc trưng: sao, thế nào, làm sao, là sao?
Ví dụ: (11)
a. SP1- Nếp ngâm mà đậu chưa chà, Lòng em nói rứa, còn mẹ già nói sao?
SP2 - Nếp ngâm thì đậu cũng xay Lòng em nói rứa mẹ thầy cũng ưng.
b. Gặp đây anh nắm cổ tay,
Hỏi rằng duyên ấy tình này là sao?
Câu hỏi kiểu này cho thấy, S hỏi về tình trạng, trạng thái của đối tượng. S muốn H cung cấp thông tin làm sáng rõ điều mà S chưa sáng rõ, chưa chắc chắn. Nội dung câu nói của SP1 trong ví dụ
11.a: hình ảnh nếp - đậu là hình ảnh ẩn dụ biểu thị mối quan hệ giữa cô gái và cha mẹ của cô gái với chuyện tình cảm của cô gái và chàng trai. Đối với chàng trai, cô gái cũng nhưnếp ngâm, nghĩa là đã chấp nhận tình yêu của chàng, chấp nhận chàng trai làm chồng. Còn cha mẹ cô gái giống như đậu chưa chà, tức là chưa chấp nhận. Câu hỏi của chàng trai là muốn cô gái cho biết thái độ của cha mẹ
cô gái đối với mình. Ví dụ 11.b, chàng trai hỏi tường minh tình trạng tình duyên “duyên ấy tình này” giữa mình và cô gái.
- Hỏi về sự tồn tại: …đâu?
Ví du: (12)
Hỏi chồng bậu nói rằng không,
Con đâu bậu ẵm, bậu bồng trên tay?
Chàng trai hỏi về sự có mặt của đứa bé mà cô gái đang bồng trên tay, mong muốn cô gái cung cấp thông tin về nguồn gốc đứa bé. Chàng trai đã có thông tin cô gái chưa lấy chồng, vậy đứa bé là con ai? Chàng trai không biết nhưng đoán chắc cô gái biết. Do thông tin nói ra là tế nhị, dễ làm
mất thể diện nên chàng trai tạo sự cảm thông bằng lời rào đón về nguyên nhân “hỏi chồng bậu nói rằng không”. Nếu theo cách hiểu này thì đây là câu hỏi trực tiếp, hỏi về sự tồn tại của sự việc. Tuy nhiên câu ca dao còn có cách hiểu thứ hai là chàng trai đã xác định đứa bé trên đích thực là con của cô gái. Câu hỏi của chàng trai là gián tiếp trách móc cô gái đã nói dối.
- Hỏi vềđịa điểm, nơi chốn: ởđâu, nơi nào, đâu, nơi đâu?
Ví dụ: (13)
a. SP1 - Hỏi chàng quê quán nơi đâu,
Mà chàng thả lưới buông câu chốn này? SP2 - Quê anh ở phủ Hưng Nguyên
Phú long là tổng, Liệu xuyên là làng.
b. Tiện đây ăn một miếng trầu, Hỏi thăm quê quán ở đâu chăng là?
c. SP1- Bữa ni chàng mới tới nhà Hỏi chàng coi thử ở xa hay gần?
SP2 - Trước Lam Thuỷ, sau Hồng Sơn, Nhà nào đọc sách gảy đờn nhà anh.
d. SP1 - Gặp nhau anh muốn tỏ tường Xin nàng cho biết quê hương nơi nào?
SP2 - Chàng hỏi em phải nói ra
Bắc Ninh là tỉnh huyện nhà không sai.
Với hành động hỏi trực tiếp nơi chốn, phần lớn các cô gái, chàng trai muốn biết quê quán của nhau, vì cuộc đối đáp thường diễn ra trong ngày hội làng, trai gái nhiều vùng khác nhau kéo đến.
Điều này phù hợp với tính cách người Việt: trước khi trao gửi tình yêu, người ta cần xác định nguồn gốc, gia cảnh hai bên. Ở ví dụ 13.c, từ câu trả lời của SP2 là nêu địa điểm nơi ở của mình, cho thấy từđể hỏi “ở gần hay xa” của SP1 là hỏi về nơi chốn. Các câu “bữa ni chàng mời tới nhà, gặp nhau anh muốn tỏ tường xin nàng cho biết” chỉ là những lời rào đón do phép lịch sự quy định nhằm tránh gây tổn hại đến thể diện.
- Hỏi về thời gian: mấy, bao giờ?
Đường dài ngựa chạy cát bay, Chàng về chốn cũ mấy ngày đến nơi?
- Hỏi về thứ tự, số lượng: mấy, bao nhiêu?
Ví dụ: (14)
a. Chàng là con thứ mấy trong nhà,
...
Để em làm vợ, em trông cậy nhờ.
b. Trăng lên khỏi núi trăng tròn,
Em bao nhiêu tuổimà giòn thế em?
Trong quan niệm của người Việt, thứ bậc của người con trai trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong lựa chọn người yêu của người con gái. Thông thường người con trai cả phải gánh vác nhiều trách nhiệm đối với gia đình, người con trai út thường được hưởng nhiều ưu đãi. Nhiều cô gái lo ngại trách nhiệm gia đình, không muốn chọn người phải gánh vác gia đình. Người con trai thường không quan tâm đến thứ bậc của cô gái nhưng lại quan tâm nhiều đến tuổi: tuổi được lấy chồng, già hay trẻ...
- Hỏi xác định nhân vật thứ ba: ai...?
Ví dụ: (15)
a. Áo anh ai cắt ai may,
Dường tà ai đột, cửa tay ai viền?
b. SP1 - Hỏi anh chìa khoá ai cầm
Giang sơn ai giữ, việc tảo tần ai lo?
SP2 - Chìa khoá đã có mẹ anh cầm Giang sơn anh giữ, việc tảo tần em lo.
Trường ví dụ 15, S hỏi về một nhân vật thứ ba nào đó vắng mặt trong cuộc thoại mà S chưa biết, mong muốn H cung cấp thông tin về nhân vật đó. Có khi nhân vật thứ ba đó cũng chính là S và H nhưng S chưa thực sự xác định được. Ví dụ 15.a. cô gái không biết người đã may áo cho chàng trai là ai, có thể là vợ cũng có thể là mẹ. Hỏi về nhân vật thứ ba này, cô gái trong câu ca dao trên muốn xác định “ai” có phải là người yêu của đối tượng không. Ở 15.b, SP1 muốn SP2 xác định danh tính người đảm nhận những công việc nêu ra.
a.4) Hành động hỏi đố
Xuất hiện khá nhiều trong ca dao đối đáp giao duyên là hình thức hỏi đố. Hỏi đốđược xem là chặng thách thức thử tài trước khi quyết định phát triển quan hệ tình cảm nam nữ. Các chàng trai, cô gái có thể nhận biết được sự hiểu biết, tình nghĩa của người đang đối đáp với mình qua nội dung hỏi
đố. Trong cấu trúc hỏi đố, ngoài hành động hỏi còn kèm theo các hành động khác như thách thức, hứa hẹn … Thường hỏi đố dùng cấu trúc hỏi chuyên biệt về người, vật: cái gì? con chi? mấy người