Phương thức nói giảm

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 95 - 97)

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO HÀM NGÔN

3.2.14Phương thức nói giảm

Phương thức nói giảm là sử dụng cách diễn đạt giảm đi nhiều lần thuộc tính của khách thể

hoặc hiện tượng, dùng để diễn đạt thái độ giữ gìn, có ý tứ của con người trong việc nhận xét đánh giá, biểu lộ tình cảm. Nói giảm cũng là cách tạo ra hàm ngôn.

(59) Cưới em có cánh con gà, Có dăm sợi bún, có và hạt xôi.

Cưới em còn nửa anh ơi Có một dĩa đậu, hai môi rau cần.

Có xa dịch lại cho gần,

Nhà em thách cưới có ngần ấy thôi. Hay là nặng lắm anh ơi,

Để em bớt lại một môi rau cần.

Lời ca dao nói giảm đến mức cực tiểu: đám cưới gì mà chỉ có cánh con gà, dăm sợi bún, vài hạt xôi, một dĩa đậu, hai môi rau cần? Nói như vậy rõ ràng có hàm ngôn. Lễ vật thách cưới quá đơn sơ, gần như không có cho thấy tình cảm của người thách cưới rất lớn, rất tha thiết. Cô gái thông cảm với hoàn cảnh nghèo khó của chàng trai, muốn cùng chàng trai nên duyên nên đã phân trần: cưới em anh không cần bày vẽ, chỉ cần một chút nghi lễ cho gọi là có để em khỏi mang tiếng theo không.

3.3 Tiểu kết

Trong chương 3, sau khi đi sâu vào tìm hiểu hàm ngôn và các cơ chế tạo lập và lí giải hàm ngôn trong ca dao đối đáp giao duyên, chúng tôi nhận thấy:

Người bình dân xưa không chỉ nói bằng hiển ngôn mà còn nói bằng hàm ngôn. Hàm ngôn cho phép họ có thể bằng một biểu thức ngôn ngữ chuyển tải được nhiều nội dung, phát huy hiệu lực giao tiếp của phát ngôn. Do vấn đề trao gửi tình cảm là vấn đề mang tính chất riêng tư, kín đáo, tế

nhị nên cách nói bằng hàm ngôn được sử dụng phổ biến hơn cách nói hiển ngôn. Tuy nhiên, cái khó nhất trong thực tế nghiên cứu hàm ngôn trong ca dao giao duyên là nhận dạng và lí giải các tầng ý nghĩa này. Vì, đối với văn chương nghệ thuật nói chung, ca dao đối đáp giao duyên nói riêng, hàm ngôn xưa nay vẫn được xem là ý tại ngôn ngoại, khó mà nắm bắt hết được. Chúng ta không thể tùy tiện, muốn hiểu cái “ý tại ngôn ngoại” đó thế nào cũng được mà phải có cơ sở, phải hợp logic thì mới hiểu thấu đáo và sâu sắc. Hơn nữa, càng không thể áp đặt cách hiểu không có trong ý định của người nói. Ca dao đối đáp giao duyên không chỉ là lời nói hàng ngày mà còn là lời thơ dân gian, mang dấu ấn ngôn ngữ nghệ thuật rất rõ. Do đó, việc tìm hiểu hàm ngôn trong ca dao, thiết nghĩ

không nên tùy tiện áp đặt mà cần phải xem xét cả hai khía cạnh này.

Muốn hiểu được hàm ngôn của lời ca dao thì trước hết phải hiểu được nghĩa hiển ngôn của nó. Bên cạnh đó còn phải nắm được tri thức bên ngoài văn bản như ngữ cảnh văn hóa vì giải mã hàm ngôn không chỉ dựa vào ngôn ngữ mà còn phải dựa vào ngữ cảnh.

Luận văn đã cố gắng hình thức hóa các phương thức biểu hiện nghĩa hàm ngôn trong ca dao

đối đáp giao duyên từ nhiều góc độ khác nhau. Nhìn chung, dân gian sử dụng nhiều phương thức để

tạo hàm ngôn, phổ biến là các phương thức như: phương thức so sánh, phương thức sử dụng câu chất vấn, phương thức vi phạm chiếu vật, chỉ xuất, quy tắc cộng tác hội thoại, lập luận… Có thể dựa vào các đơn vị ngôn ngữtừ, ngữ, câu hoặc các quy tắc sử dụng lời nói để tạo hàm ngôn. Tuy nhiên, dù ở góc độ nào cũng không thể tách rời ngữ cảnh, đặc biệt là các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán. Phương thức tạo nghĩa hàm ngôn trong ca dao đối đáp giao duyên rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi khó có thể miêu tả đến mức độ hoàn thiện. Việc phân loại các phương thức chỉ mang tính tương đối vì có những câu ca dao cùng lúc có thể xếp vào những phương thức khác nhau.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 95 - 97)