Định hướng phân loại và miêu tả

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 30 - 31)

TIẾNG VIỆT 2.1 Lý thuyế t chung

2.1.1Định hướng phân loại và miêu tả

Để miêu tả và phân loại các HĐTL, luận văn căn cứ vào hai tiêu chí tạm cho là hình thức: biểu thức ngôn hành và các động từ nói năng. Bắt đầu từ các động từ nói năng (động từ chỉ hành

động ngôn từ) kết hợp với việc thống kê, miêu tả các biểu thức ngôn hành thường đi với chúng, ta có thể bước đầu nghiên cứu và phân loại được các HĐTL. Sau đó, dựa vào những tiêu chí khác, phân chia các động từ này thành từng nhóm lớn và những loại nhỏ nhưđã trình bày ở chương 1. Sau khi tập hợp được những HĐTL được gọi tên từ các động từ nói năng, luận văn sẽ tìm ra những HĐTL mà không có chứa động từ nói năng tương ứng.

Biểu thức ngôn hành (biểu thức ngữ vi) là một khái niệm có liên quan đến khái niệm “phát ngôn ngôn hành” (phát ngôn ngữ vi). “Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn - sản phẩm của một hành vi ở

lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực”. [7-91] Có nghĩa là phát ngôn ngôn hành là phương tiện, là hình thức thể hiện hành động tại lời còn hành động tại lời là nội dung nằm trong phát ngôn ngôn hành đó. Phát ngôn ngôn hành bao gồm biểu thức ngôn hành và các thành phần mở rộng như lời rào đón, từ tình thái để tạo nên giá trị biểu cảm của câu…Như vậy, có thể nói biểu thức ngôn hành là dấu hiệu ngữ pháp- ngữ nghĩa của các hành động tại lời, là những thể

thức nói đặc trưng cho một hành động tại lời. Một biểu thức ngôn hành được đánh dấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn. Searle gọi các dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời (IFIDs). Các IFIDs có thể là:

Các kiểu kết cấu

Các từ ngữ chuyên dùng trong các kết cấu Ngữđiệu

Quan hệ giữa các thành tố trong biểu thức ngôn hành và ngữ cảnh

Động từ ngôn hành

Ví dụ: (1) Tôi hứa với anh là tôi sẽ xem xét lại chuyện này.

Phát ngôn (1) là hành động hứa hẹn; có kiểu kết cấu: S hứa với H, S sẽ + V; từ ngữ chuyên dùng trong kết cấu: “sẽ” và động từ ngôn hành “hứa”. Nhưng, đây cũng có thể là hành động đe doạ

Một biểu thức ngôn hành có thể chứa đựng nhiều HĐTL và ngược lại một HĐTL có nhiều cách thể hiện. Vì vậy, xác định một biểu thức ngôn hành thuộc HĐTL nào thì người tiếp nhận phải có cảm nhận tinh tế trong từng tình huống cụ thể.

HĐTL có được là nhờ lực tại lời (đích ở lời). Tuy nhiên, có những phát ngôn không chỉ một lực tại lời mà là có nhiều lực tại lời: hiệu lực tại lời trực tiếp và hiệu lực tại lời gián tiếp. Theo đó, có HĐTLTT và HĐTLGT. Vậy, muốn nhận biết được tất cả các HĐTL, chúng ta phải biết tất cả các biểu thức ngôn hành (bao gồm các biểu thức ngôn hành tường minh và biểu thức ngôn hành hàm

ẩn) và hiệu lực tại lời của các HĐTL.

HĐTL không bao giờ tách khỏi ngữ cảnh, tách khỏi hoạt động hội thoại. Do đó, xem xét HĐTL cần xem xét sự tác động qua lại giữa người tham gia giao tiếp và các hành động ngôn từ; giữa các HĐTL được tạo nên trong hội thoại.

Phần dưới đây, chúng tôi sẽ tiến hành phân loại và miêu tả cách HĐTL thường gặp trong ca dao đối đáp theo cách hiểu trên.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 30 - 31)