Hành động cam kết (Commissive)

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 65 - 70)

TIẾNG VIỆT 2.1 Lý thuyế t chung

2.2.5 Hành động cam kết (Commissive)

Theo Austin và Searle, cam kết là những hành động ràng buộc S vào một chuỗi những hành

động nhất định. S chịu trách nhiệm trước H về một hành động trong tương lai mà mình đã nêu trong phát ngôn. Như vậy, cam kết cũng là một hành động tại lời, có điều kiện thực hiện như sau:

Điều kiện nội dung mệnh đề: Hành động A trong tương lai của S.

Điều kiện chuẩn bị:

1) S muốn thực hiện A. S có khả năng thực hiện A 2) H thực sự mong muốn A được thực hiện.

Điều kiện chân thành: S có ý định thực hiện A.

Điều kiện cơ bản: S chịu trách nhiệm thực hiện hành động A trước H.

Tìm hiểu về hành động cam kết, tác giả Vũ Tố Nga cho rằng: “Ở những hoàn cảnh giao tiếp nhất định, một người nói (speaker) - trước mặt người nghe (listener) (người nghe ở đây có thể là một người, cũng có thể là nhiều người, có thể có sự hiện diện trực tiếp mặt đối mặt, thậm chí có thể

người nghe là người không cùng thế giới hiện thực với người nói tại thời điểm nói - đưa ra một phát ngôn nhằm tự ràng buộc trách nhiệm của mình trước người nghe về một hành động trong tương lai mà mình nêu trong phát ngôn. Khi đó ta nói người nói đã thực hiện hành vi cam kết. Thực hiện hành vi cam kết người nói không chỉ đặt mình vào một sự ràng buộc về trách nhiệm mà đồng thời mang đến cho người nghe một quyền lợi nhất định.” [59– 49]

Các động từ biểu thị tường minh hành động cam kết - cũng là động từ gọi tên hành động cam kết- gồm có cam kết, hứa, hẹn, thề, tình nguyện, cam đoan, đảm bảo, bảo lãnh, giaoước .v.v.

Cam kết thường được thể hiện tường minh bằng động từ ngôn hành. Tuy có trường hợp được thực hiện gián tiếp qua hành động khác nhưng rất hạn chế. Trong cuộc sống, cam kết xuất hiện mọi lúc mọi nơi và có một ví trí quan trọng. Khảo sát ca dao đối đáp giao duyên, chúng tôi nhận thấy phần lớn hành động cam kết được biểu thị trực tiếp bằng các động từhứa, hẹn, thề, nguyền, giao ước

được thực hiện gián tiếp thông qua hành động trần thuật - khẳng định. Theo Từđiển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2006):

Hứa là nói với ai, với ý thức tự ràng buộc mình là sẽ làm điều gì đó mà người ấy đang quan tâm.

Hẹn là nói nói với ai, với ý thức tự ràng buộc mình là sẽ làm việc đó trong quan hệ với nhau theo sự thoả thuận của hai bên.

Thề là hứa một cách trịnh trọng, viện ra một vật thiêng liêng hay quý báu nhất (như danh dự, tính mạng) đểđảm bảo.

Giao ước là cam kết với nhau về những điều mà mỗi bên sẽ làm.

Nguyện là tự nhủ, cam kết sẽ làm đúng như vậy (nói về điều mà mình coi là thiêng liêng). Như vậy, nguyện là hành động cam kết thiên về bộc bạch nỗi lòng, điều được cam kết phải là thiêng liêng đối với người nói.

Từ những định nghĩa trên, ta thấy hứa, hẹn, giao ước là HĐTL, thể hiện mức độ cam kết ở

dạng trung hoà. Thề, nguyện là hành động cam kết bày tỏ quyết tâm cao độ của người nói với điều mình hứa hẹn vì người nói đã mang những cái mà người ta cho là thiêng liêng ra làm đảm bảo để

người nghe tin và cảm thấy yên lòng. Trong phát ngôn cam kết có động từ thề, có trường hợp có thêm phần nêu điều kiện ràng buộc trách nhiệm gây thiệt hại cho người nói nếu lời cam kết không

được thực hiện. Trách nhiệm này có thể hiện thực hoá cũng có thể mang tính cường điệu hoá tuỳ

theo tính chất trang trọng của lời thề. Tuy nhiên, trong ca dao đa phần là những trách nhiệm có tính chất riêng tư, cường điệu hoá vì có thể nó xuất hiện trong cuộc giao duyên giả định, không mang tính nghi thức xã hội giữa những người có quan hệ thân tình:

(66) Nếu em còn ngại, qua thề lại cho em hết nan phân,

Đứa nào quên tấn quên tần,

Xuống sông cọp ních, lên rừng sâu tha.

Hoặc:

Ai mà nói dối với ai,

Trong giao tiếp hàng ngày, việc nêu trách nhiệm thiệt hại thường xuất hiện trong phát ngôn cam kết nhưng trong ca dao phần này rất ít xuất hiện.

Điều kiện để có một hành động tại lời cam kết trực tiếp phải thoả mãn điều kiện sau: Chủ thể

của nó phải ở ngôi thứ nhất, thời gian của sự tình phải ở hiện tại, mệnh đề của phát ngôn chính là hành động trong tương lai của người nói.

(67) a. Trên trăng dưới nước, anh giao ước một lời.

Dẫu trăng mờ nước cạn, anh chẳng đời nào phụ em.

b.

SP1 - Nếu không thệ hải minh san, Làm sao biết được đá vàng chì thau. SP2 - Ngọc còn ẩn đá,

Vàng chẳng lộn than,

Em đây là phận hồng nhan,

Một lời đã hứa tào khang

Trăm năm ghi tạc nghĩa chàng chàng ơi!

Câu 67.a là câu biểu thị hành động cam kết trực tiếp, có động từ ngôn hành giao ước, nội dung mệnh đềchẳng đời nào phụ (bỏ). Câu 67.b, mặc dù có động từ hứa nhưng việc hứa này xảy ra

ở quá khứ “đã”, nên nó có hình thức là trần thuật với hiệu lực tại lời là từ chối hành động yêu cầu SP2 thề của SP1 hoặc SP2 khẳng định lại lời hứa để SP1 yên lòng.

a) Trong ca dao đối đáp giao duyên, hành động cam kết biểu hiện trực tiếp bằng biểu thức ngôn hành tường minh: S - Vnh – p. (S: chủ thể hành động hứa hẹn, Vnh: động từ ngôn hành, p nội dung hứa hẹn – hành động trong tương lai mà người nói thực hiện)

Ví dụ: (68)

SP1 - Nếu anh có dạ thương em, Xin cho sáu lễ mai đem tới nhà.

SP2 - Thương nhau đâu quản đường xa

Anh nguyền trọn dạ đến nhà hỏi thưa. Anh thề có bóng trăng đây,

Núi kia có lỡ lòng này vẫn nguyên.

Hoặc, hành động cam kết được trực tiếp bằng biểu thức cam kết nguyên cấp: S - sẽ - p. Trong biểu thức này, biểu thị ý cam kết - hứa sự tình p được S thực hiện trong tương lai là phụ từsẽ. (69) Phụ mẫu tui sanh để phụ mẫu tui định,

Này anh ơi anh về cậy mai đên đây. Phụ mẫu tui ừ, tui sẽ ưng anh.

b) Hành động cam kết được thực hiện gián tiếp bằng hành động khẳng định

Với hành động khẳng định chính danh, sự việc X phải xảy ra trước hoặc ngay tại thời điểm nói, S tin rằng X có thật. Thực hiện hành động cam kết bằng hình thức khẳng định là S khẳng định một sự việc ở tương lai, một sự việc chưa xảy ra nhưng S khẳng định sẽ thực hiện nó:

(70) Anh về mai mốt anh qua,

Em đừng trông đợi, má ba hay rầy.

Hay, S thực hiện cam kết bằng cách nêu một giả thiết phi thực tế và khẳng định nếu giả thiết

đó được hiện thực hoá thì S sẽ không thực hiện sự việc A trong tương lai:

Chừng nào muối ngọt chanh thanh,

Em đây mới dám bỏ anh lấy chồng.

Điều đặc biệt là hành động cam kết có tần số xuất hiện rất thấp trong ca dao đối đáp giao duyên. Trong 1514 đơn vị ca dao, chỉ có 50 phát ngôn có lực tại lời là hứa, hẹn, thề, nguyền. Có thể

lí giải tại sao cam kết lại không xuất hiện nhiều trong giao duyên là do nó ứng với chặn cuối cùng của cuộc đối đáp giao duyên là hát tiễn đưa. Trong lời tiễn đưa, người ta có thể thực hiện nhiều hành

động như bày tỏ sự bịn rịn, nhớ mong; dặn dò, thề nguyền, hẹn ước… Thực hiện hành động hứa hẹn, thề nguyền đòi hỏi người thực hiện phải có trách nhiệm thực hiện, nếu không thực hiện sẽ bị

chê trách. Lời thề, nguyện là thiêng liêng, ảnh hưởng đến danh dự. Do vậy, trong lĩnh vực tình cảm, người ta không thực hiện hành động thề, nguyện, hứa nếu không xuất phát từ một tình cảm chân thật mà những lời hát trong cuộc đối đáp giao duyên có khi chỉ là lời trao đáp về một cuộc tình giả định.

2.3 Tiểu kết

Nhìn từ góc độ giao tiếp ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấy: ca dao đối đáp giao duyên là thơ dân gian dùng để giao tiếp với mục đích thực hiện những hành động trao gửi duyên tình. Lời ca dao có cấu trúc đối đáp, được tổ chức theo kiểu lắp ghép liên hành động, nghĩa là, trong một đơn vị ca dao có thể có nhiều hành động ngôn từ cùng xuất hiện.

Sức sống và giá trị của ca dao đối đáp giao duyên được xác định nhờ khả năng tương thích với nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, với nhiều người sử dụng khác nhau. Ban đầu nó vốn diễn

đạt một nội dung cụ thể với các đối ngôn cụ thể và hoàn cảnh cụ thể. Nhưng do truyền miệng, những yếu tố ngữ cảnh bị tước bỏ nên nó có thể phù hợp với nhiều tình huống đối đáp khác nhau. Nội dung của ca dao đối đáp giao duyên là những tình cảm tâm trạng mang tính phổ phát nên có thể

sử dụng ở nơi khác với ngữ cảnh khác. Do đó, có nhiều trường hợp, một đơn vị ca dao tồn tại nhiều cách hiểu, rất khó xác định chính xác lực ngôn trung của hành động ngôn ngữ. Có thể có nhiều hành

động tại lời khác nhau trong một đơn vị tạo lời. Không phải bao giờ cũng có sự tương ứng 1-1 giữa hành động ngôn từ và động từ biểu thị hành động đó.

Trong ca dao đối đáp giao duyên, rất ít xuất hiện những hành động như chê, nhờ, khuyến cáo, phàn nàn… mà chủ yếu là hỏi, biểu cảm, khẳng định, thỉnh cầu, khuyên bảo, từ chối, trách cứ.

Đây là những hành động phù hợp cho một cuộc giao duyên. Về hình thức biểu hiện, hành động khẳng định, thỉnh cầu, khuyên bảo đa phần lựa chọn hình thức biểu hiện trực tiếp, còn với những hành động có khả năng đe doạ thể diện cao như từ chối, trách cứ là hình thức gián tiếp. Hỏi và bày tỏ thì lựa chọn gần như tương đồng cả hai hình thức. Điều này giúp chúng ta nhận thấy lời bày tỏ

tình cảm của ca dao có tính chất vừa mạnh bạo, vừa kiên quyết, vừa chân thành, vừa kín đáo tế nhị

mang đặc trưng tính cách của người lao động.

Việc sử dụng linh hoạt, hợp lí nhiều hình thức biểu hiện hành động tại lời đểđạt hiệu quả bày tỏ các sắc thái tình cảm trong đối đáp giao duyên đã giúp cho ngôn ngữ ca dao trở nên sinh động, uyển chuyển, tinh tế và hàm chứa nhiều hàm ngôn trong một vỏ ngôn ngữ.

CHƯƠNG BA

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)