TIẾNG VIỆT 2.1 Lý thuyế t chung
2.2.2.3 Hành động trách cứ
Hành động trách cứ được thực hiện khi S tỏ thái độ không bằng lòng với điều mà H thực hiện. S cho rằng điều mà H thực hiện là không đúng hoặc gây bất lợi cho người nào đó, kể cả S và H. Khi thực hiện hành động trách cứ, người nói còn mong muốn điều đó đừng xảy ra nữa. Hồi đáp cho hành động trách cứ thường là hành động giải thích, xin lỗi hoặc bác bỏ.
a) Hành động trách cứ trực tiếp
Hành động trách cứ trực tiếp là hành động trách cứ có lực tại lời tương ứng với hình thức câu chữ dùng để biểu thị hành động. Trong ca dao giao duyên, hành động trách cứđược biểu thị bằng biểu thức ngôn từ hội tụđược hai điều kiện sau:
+ Có chứa động từ ngôn hành biểu thị ý trách cứ: trách
+ Chủ thể - người thực hiện hành động trách cứ phải ở ngôi thứ nhất và người bị trách cứ là
đối thể - phải ở ngôi thứ hai. Tuy nhiên, chủ thể hành động có thể vắng mặt. So sánh hai phát ngôn sau: (37)
a. Trách ai tham phú phụ bần, Tham xa mà bỏ ngãi gần thuở xưa.
b. Trách ai đem khoá rẽ chìa, Vu oan giá hoạ mình lìa tôi ra.
Cả hai phát ngôn trên đều chứa động từ ngôn hành trách nhưng ở phát ngôn 37.b không phải là hành động có hiệu lực trách cứ trực tiếp mà là gián tiếp thực hiện hành động than thở, vì đối thể
không đúng ngôi quy định.
Vậy, ta có biểu thức ngôn hành của hành động trách cứ trực tiếp là: Trách - S2 – Vp
(S2: đối thể bị trách cứ, Vp: động từ biểu thị nội dung trách cứ) Ngoài ra, còn có thành phần nêu lí do trách cứ.
Ví dụ: (38)
Trách người quân tử bạc tình, Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao.
Hành động trách cứ trực tiếp ít được sử dụng trong ca dao đối đáp giao duyên, chỉ có 21 đơn vị, chiếm 15.1 % trên tổng số 139 đơn vị trách cứ. Nội dung trách cứ chủ yếu là trách đối thể tham sang phụ khó, tham vàng bỏ ngãi. Có thể nói, do hành động trách cứ là S tỏ thái độ không hài lòng với hành động A của H và thường diễn ra khi S đang trong trạng thái không vui nên đe doạ trầm trọng thể diện người bị trách cứ. Vì vậy, để giảm thiểu tính chất đe doạ thể diện, người nói sử dụng chiến lược trách cứ gián tiếp nhiều hơn.
b) Hành động trách cứ gián tiếp
b.1 Hành động trách cứđược thực hiện gián tiếp qua hành động hỏi
Chiến lược trách cứ bằng hành động hỏi thường sử dụng kiểu hỏi có chứa các đại từai, sao,
đâu … Tiêu chí để phân biệt hỏi – trách cứ và hỏi trực tiếp (hỏi chính danh) là nội dung p của câu hỏi. Với hỏi - trách cứ, có một sự tình được phản ánh trong nội dung p là bằng chứng cho thấy hành
động A của H chứa đựng mâu thuẫn trái với lẽ thường còn với hỏi trực tiếp là để truy tìm thông tin về người thứ ba, nguyên nhân, về sự tồn tại của X …
Ví dụ: (39)
Ghe lên ghe xuống dầm dề, Sao anh không gửi thư về thăm em?
Trong biểu thức hỏi, hành động không gửi thư trong hoàn cảnh thuận lợi về phương tiện (ghe lên xuống dầm dề) là chứa đựng mâu thuẫn, trái với lẽ thường.
Trong ca dao giao duyên, trách cứ bằng biểu thức hỏi có tần số xuất hiện cao: 66/139 đơn vị, chiếm 47.48%. Nội dung trách cứ là quên lời thề hẹn, lừa dối về quan hệ gia đình, nghe lời gièm pha mà từ bỏ tình yêu, chàng trai dùng dằng không dứt khoát sau đó tiếc nuối, chạy theo tình yêu mà quên nghĩa cha mẹ, sớm quên tình cũ …
Ví dụ: (40)
Ngỡi nhân bạc tợ con mèo,
Hỏi xin đồng bạc than nghèo không cho. Người ta cho bạc cho vàng,
Ngỡi nhân của em, xin thước vải vá quàng cũng không cho.
Ở ví dụ 40, người nói nêu lên một hiện thực. Tuy nhiên, nếu đối tượng “ngỡi nhân” không phải ở ngôi thứ hai mà là ngôi thứ ba thì phát ngôn trên có hiệu lực tại lời là trần thuật - kể, khẳng
định. Nếu “ngỡi nhân” ở ngôi thứ hai thì hiệu lực tại lời của câu không nhằm mục đích tái hiện hiện thực khiến người ta đồng tình mà nhằm tỏ thái độ không bằng lòng, tức là gián tiếp trách cứ. Từđặc trưng thể loại, có thể quy chiếu “ngỡi nhân” chính là đối thể giao tiếp. Trách cứ bằng hình thức trần thuật không được dùng nhiều trong ca dao giao duyên.