TIẾNG VIỆT 2.1 Lý thuyế t chung
2.2.3 Hành động cầu khiến (Directive)
Hành động cầu khiến là hành động được thực hiện ngay trong lời nói. Người nói dùng ngôn từ đưa ra một yêu cầu nào đó, mong muốn người nghe thực hiện. Theo sự phân loại của Searle, những hành động thuộc nhóm cầu khiến gồm có: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, cấm đoán, khuyếjn cáo, dặn dò, nhắn nhủ, nhờ vả, thỉnh cầu…. Để sử dụng hành động cầu khiến đạt hiệu quả đúng với đích cầu khiến, cần thoả mãn bốn điều kiện sau:
Điều kiện nội dung mệnh đề: Hành động A trong tương lai của H.
Điều kiện chuẩn bị:
1) H có khả năng thực hiện A. S cho rằng H có khả năng thực hiện A.
2) Nếu không cầu khiến thì cả đối với S, với H đều không chắc chắn H sẽ thực hiện A bất kể thế nào.
Điều kiện chân thành: S mong muốn H thực hiện A.
Điều kiện căn bản: Nhằm dẫn H đến việc thực hiện A.
Tuỳ theo lực tại lời mà các hành động cầu khiến có thể có những tác động tích cực (làm lợi) hay tiêu cực (làm thiệt hại) khác nhau cho S và H. Chẳng hạn, ở hành động yêu cầu, ra lệnh, nhờ vả
… thường là S được lợi, H bị thiệt còn ở hành động khuyên, an ủi,mời… thì H được lợi. Sự tác động tích cực hay tiêu cực này làm cho hành động cầu khiến tiềm tàng sự đe dọa thể diện cao. Do đó, để đạt hiệu quả giao tiếp, người nói cần có chiến lược giao tiếp phù hợp.
Kết quả khảo sát cho thấy, hành động cầu khiến xuất hiện nhiều trong lời đối đáp của ca dao giao duyên tiếng Việt. Tuy nhiên, đối với hành động cầu khiến trực tiếp, đại đa số chúng không
được thể hiện bằng những động từ ngôn hành tường minh như: yêu cầu, đề nghị, khuyên, nhờ.v.v mà
được biểu hiện bằng các yếu tố tình thái mang nghĩa cầu khiến như: nên, cần, hãy, đừng, chớ… , nhiều nhất là đừng. Do những hành động cầu khiến được biểu thị bằng các phụ từ, tình thái từ nên
thường có nội dung cầu khiến rất chung chung khó xác định chúng thuộc hành động cụ thể nào: yêu cầu, đề nghị hay khuyên bảo… Muốn xác định phải dựa vào ngữ cảnh, ngữ điệu, người hưởng lợi,
địa vị của vai giao tiếp... Ví dụ: (41)
a. Trăng lên con nước rong đầy, Anh đừngđến nữa má rầy khổ em.
b. Em có thương anh thì ăn nói cho thiệt tình, Đừngđể cho anh lên xuống một mình bơ vơ.
c. Anh về mắc võng nuôi con
Đừng nên tơ tưởng trái chanh non cuối mùa.
Ba câu trên đều có cấu trúc cầu khiến: đừng – Vp, tuỳ theo ngữ cảnh, ngữ điệu mà có thể
41.a biểu thị hành động thỉnh cầu, 41.b biểu thị hành động yêu cầu, 41.c biểu thị hành động khuyên can.
Kết quả khảo sát còn cho thấy, trong ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt chỉ xuất hiện các hành động thuộc nhóm cầu khiến là khuyên, thỉnh cầu, yêu cầu, dặn dò, nhắn nhủ, thách thức và mời.Ở đây do giới hạn của luận văn chúng tôi chỉ trình bày khái quát ba hành động xuất hiện với tần số cao. yêu cầu khuyên thỉnh cầu dặn dò / nhắn nhủ thách thức / khuyến cáo mời nhờ tổng 57 124 122 15 15(-thách đố) 13 6 352 16.19% 35.22% 34.65% 4.26% 4.26% 3.69% 1.70% 100% Hành động khuyên: bằng ngôn ngữ S ân cần bảo H nên thực hiện hành động A nào đó trong tương lai. S có những lí do cho rằng A có lợi cho H.
Ví dụ: (42)
Anh ra đi cay đắng như gừng,
Đường xa xôi ngàn dặm, khuyên em đừng nhớ thương.
Chàng trai trong ví dụ 42 cho rằng mình ra đi có thể không trở về nên khuyên cô gái đừng nhớ thương và quên chàng đi mà tìm hạnh phúc cho riêng mình.
Hành động thỉnh cầu là hành động mà theo đó S cố gắng sao cho H thực hiện hành động A trong tương lai như mình mong muốn, hành động A về cơ bản là có lợi cho S. Thỉnh cầu có thể là người thỉnh cầu ngỏ ý với người tiếp nhận thỉnh cầu cho/không cho mình một cái gì đó (thuộc vật chất), cho phép mình làm điều gì đó hoặc người tiếp nhận thực hiện/không thực hiện việc gì đó. Các
động từ ngôn hành có cùng chức năng biểu thị hành động thỉnh cầu gồm có xin, van, lạy, cầu xin, cầu mong, nhờ.
Ví dụ: (43)
Hành động cầu xin:
Em như hoa đã nở rồi,
Xin chàng che lấy mặt trời cho tươi.
Hành động nhờ vả:
Áo anh rách lỗ bằng sàng, Mẹ anh già yếu, cậy nàng vá may.
Yêu cầu là hành động mà theo đó S tỏ ý muốn H thực hiện hành động A trong tương lai. S cho rằng H có khả năng thực hiện A và việc thực hiện A là trách nhiệm, nghĩa vụ của H.
(44) Dù anh bẻ lá vin cành
Thì nàng phải nhớ lời anh dặn dò.
Nhìn chung, hành động khuyên bảo và thỉnh cầu được các vai nam, nữ, đặc biệt là nữ trong cuộc hát đối đáp giao duyên lựa chọn nhiều để bày tỏ mong muốn của mình trong các vấn đề tình cảm. Đích cuối cùng của cuộc giao duyên là tình yêu. Tuy nhiên, lễ giáo phong kiến với những quan
điểm khắt khe về tình yêu nam nữ, do cuộc sống nghèo khó, do chế độ gia trưởng khiến cho tình yêu của họ gặp nhiều trắc trở và làm cho người phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Do đó, khi đến với tình yêu, người phụ nữ thường mang theo mình trạng thái tâm lí sợ tan vỡ, sợ bị lừa dối và mong muốn có được tình yêu chân thành. Thỉnh cầu trong tình yêu, người nói đề cao thể diện của người nghe, đồng thời thể hiện thái độ mềm mỏng, thân tình và chân thành khiến cho lời cầu khiến mang tính thuyết phục cao.
a) Hành động cầu khiến trực tiếp
Hành động cầu khiến trực tiếp là hành động được biểu hiện trực tiếp bằng các động từ ngôn hành cầu khiến và các phương tiện đánh dấu hiệu lực cầu khiến, bộc lộ rõ mục đích cầu khiến của mình. Dưới đây là một số phương thức biểu thị hành động cầu khiến trực tiếp thường gặp trong ca dao đối đáp giao duyên.
a.1) Hành động cầu khiến trực tiếp có biểu thức: S1- Vnhck –S2 - (Vttck) – Vp
Trong biểu thức trên, Vnhck: động từ ngôn hành cầu khiến; S1: chủ thể của hành động được cầu khiến; S2: người tiếp nhận hành động cầu khiến; Vttck: phương tiện ngữ pháp đánh dấu sự cầu khiến nằm ở các phụ từ và các tình thái từ cầu khiến; Vp: động từ biểu thị nội dung cầu khiến. (Vttck có thể có hoặc không).
Ví dụ: (45)
Bước xuống ghe ba lần không dứt,
Khuyên em vào chỗ khuất anh lui. + Biểu thị hành động thỉnh cầu :
Chẳng yêu nhau được thì thôi,
Xin chàng đừng tẩy nước vôi mà nồng.
+ Biểu thị hành động dặn dò:
Ra vềdặn bạn cho bền,
Dù ai xoay hướng trở nền mặc ai.
+ Biểu thị hành động mời:
Anh kia lịch sựđi đàng,
Mời anh hãy ghé vào hàng nghỉ ngơi.
Các từ khuyên, xin, dặn, mời là các động từ ngôn hành tường minh biểu thị hành động cầu khiến. Khi nói chúng ra là người nói đã thực hiện ngay hành động tại lời mà chúng biểu thị. Chẳng hạn, khuyên biểu thị hành động khuyên. Trong giao duyên, do tính chất tế nhị, lịch thiệp mà các nhân vật giao tiếp không sử dụng các động từ ngôn hành mang tính áp đặt cao, dễ làm mất thể diện người nghe nhưra lệnh, đề nghị…
a.2) Hành động cầu khiến trực tiếp có biểu thức: S2 – Vttck – Vp
Các phương tiện từ vựng - ngữ pháp đánh dấu ý nghĩa cầu khiến trong mô hình này là các phụ từ, vị từ tình thái cầu khiến: hãy đừng, chớ, nên, cho, ráng… đứng trước vị từ chỉ nội dung cầu khiến. Hành động cầu khiến được biểu thị bằng biểu thức này chiếm số lượng rất lớn. Đây được gọi là biểu thức ngôn hành cầu khiến nguyên cấp, tức là không dùng động từ ngôn hành cầu khiến tường minh.
Ví dụ: (46)
Biểu thị hành động khuyên:
Chàng ơi! Chớ giận thiếp cùng
Xá cho bèo bọt anh hùng giận chi.
Biểu hiện hành động thỉnh cầu:
Đôi mình mới gặp hôm nay,
Cho hôn một chút em Hai đừng phiền.
Biểu hiện hành động yêu cầu:
Anh đừng có bỏ giọng trầm,
Đừng ham tiếng ngọt mà cầm duyên em. Kìa kìa sao mai đã mọc
Các từ đừng, chớ, cho, để là phương tiện ngữ pháp biểu thị ý nghĩa cầu khiến nguyên cấp. Tuỳ theo ngữ cảnh, ngữ điệu mà chúng tương ứng với các hành động cầu khiến tường minh yêu cầu, khuyên, thỉnh cầu.... Các từ đừng, chớ có nghĩa yêu cầu không thực hiện hành động nào đó;
cho biểu thị một đề nghị, mong muốn người nghe cho phép được làm điều gì đó. Ở biểu thức này, chức năng biểu thị nghĩa cầu khiến giống như các từ đừng, chớ, cho còn có các động từ hãy, nên, phải… Nhưng ngược lại với đừng chớ, các từhãy, nên, phải là yêu cầu thực hiện hành động nào đó. a.3) Hành động cầu khiến có biểu thức: S2 – Vp – Tck (Tck: các tiểu từ tình thái cuối câu biểu thị nghĩa cầu khiến)
Ví dụ: (47)
Hành động yêu cầu:
Anh lui về mà cưới vợ con đi,
Em đây còn hải hà muôn dặm, can sự gì mà hỏi han?
Hành động thỉnh cầu:
Khoan khoan xin đó buông chèo,
Đợi đây theo với, nước bèo hiệp nhau. Hành động khuyên:
Liệu cơm mà gắp mắm ra, Liệu cửa liệu nhà em lấy chồng đi.
Các từđi, với là tiểu từ tình thái biểu thị ý cầu khiến thân mật.
a.4) Hành động cầu khiến thể hiện bằng động từ có tính chất gây khiến biểu thị nội dung cầu khiến có biểu thức: S2- Vgk (động từ gây khiến)
Nhóm động từ này là những động từ chỉ hoạt động tác động đến đối tượng để gây ra một kết quả nào đó. Kết quảđó có thể là thay đổi trạng thái, tư thế của đối tượng.
Ví dụ: (48)
Đò đưa một chuyến năm tiền, Bớ cô bán bột, xuống thuyền tôi đưa. Anh về học kĩ chữ nhu,
Chín trăng em đợi, muời thu em chờ.
Do hành động cầu khiến tiềm ẩn sự đe doạ thể diện của H (nó hạn chế quyền tự do hành
động của H, động chạm đến lãnh thổ riêng tư của H) cho nên để hạn chế đe doạ thể diện, tăng tính lịch sự, người nói thường dùng các hình thức cầu khiến có mức áp đặt thấp nhưkhuyên, thỉnh cầu, nhờ, có đi kèm các phụ từ tình thái và chọn hướng cầu khiến từ H thay vì từ S bằng cách đặt H ở vị
trí chủ đề hay hô ngữ. Các từ tình thái này ảnh hưởng sâu sắc đến tính lịch sự, tính mạnh hay yếu của mức độ cầu khiến.
b) Hành động cầu khiến gián tiếp
Đây là hành động tại lời cầu khiến được thực hiện dưới hình thức của một hành động tại lời khác. Theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết các hành động cầu khiến trong ca dao đối đáp giao duyên đều được thực hiện gián tiếp qua hành động hỏi - chất vấn với hàm ý bác bỏ. Hiệu lực tại lời dễ nhận ra khi nó có hành động hồi đáp là từ chối hoặc chấp nhận.
Ví dụ: (49)
SP1 – Sông sâu nước chảy, con cá cháy giữa dòng, Thấy anh em lại vừa lòng,
Tuổi em còn nhỏ, anh chờ đôi năm thế nào?
SP2 – Em ơi tuổi xuân một thuở hoa đào,
Phải duyên nên chồng vợđợi ong bướm vào làm chi?
Lượt lời hồi đáp của SP2 có hiệu lực tại lời là từ chối thông qua biểu thức ngôn hành hỏi – bác bỏ. Căn cứ vào đó, ta nhận thấy câu hỏi của SP1 chính là lời cầu khiến.
Chất vấn tạo hàm ý bác bỏ là phương thức tạo lối nói mềm mỏng, nhẹ nhàng hơn lối nói phủ định trực tiếp.
(50) Tua rua đã xế ngang đầu Em còn ở lại làm giàu cho cha.
Giàu thì chia bảy chia ba,
Phận em là gái được là bao nhiêu.?
Trong ví dụ 50, hành động khuyên bảo được thực hiện qua câu hỏi chất vấn về tính có lợi của hành động. Câu chất vấn “được là bao nhiêu?” có hàm ý bác bỏ tính chất có lợi đó. Ở đây, người nói khẳng định hành động không đi lấy chồng mà “ở lại làm giàu cho cha” của cô gái không mang lại lợi ích. Do đó, hiệu lực tại lời của câu hỏi chất vấn là khuyên cô gái nên đi lấy chồng.
(51) Ra về chi vội bạn ơi!
Ta đang vui với bạn, bạn vội rời bỏ ta.
Để biểu thị hành động thỉnh cầu, người nói chất vấn về mục đích hành động “vội về” của người nghe. Từ “chi vội” có ý nghĩa phủđịnh mục đích hành động đó. Đồng thời với việc phủđịnh là khẳng định mong muốn người nghe đừng về.
(52) Nước dưới sông lững lờ
Gió đưa mây vật vờ, Tơ duyên đã sờ sờ,
Tương tự, với phát ngôn này chàng trai ngầm ý đề nghị cô gái đừng nên kén chọn nữa mà chấp nhận lấy chàng trai.
Trong một số trường hợp, hành động cầu khiến được thực hiện gián tiếp có phần tế nhị hơn hành động cầu khiến trực tiếp. Chẳng hạn, chàng trai gián tiếp khuyên cô gái nên lấy chồng (ví dụ
50) sẽ làm cô gái cảm thấy ít bị xúc phạm hơn là trực tiếp khuyên bảo “em lấy chồng đi”. Do đó, hành động cầu khiến gián tiếp thường tạo ra một cuộc thoại tích cực, vị thế người đưa ra hành động cầu khiến thường cao hơn vị thế của người tiếp nhận.
Bảng thống kê số lượng hành động cầu khiến trực tiếp và gián tiếp Nhóm hành động số lượng tỉ lệ
Hành động cầu khiến trực tiếp 305 86.64% Hành động cầu khiến gián tiếp 47 13.35%
Tổng 352 100%
Kết quả thống kê cho thấy ở nhóm hành động cầu khiến thì cầu khiến trực tiếp chiếm số
lượng lớn hơn nhiều so với cầu khiến gián tiếp. Bày tỏ tường minh nội dung cầu khiến đã phản ánh
được tính cách bộc trực, chân thành cũng như sự mạnh mẽ quyết liệt trong quan hệ tình cảm của người lao động. Chủ thể của hành động cầu khiến đa phần là vai giao tiếp nữ. Điều này đã phản ánh thái độ chủ động bày tỏ tình cảm cũng như tinh thần phản kháng, đấu tranh cho tình yêu tự do của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Cần lưu ý ranh giới giữa các hành động yêu cầu, khuyên bảo và thỉnh cầu trong ca dao đối
đáp giao duyên tỏ ra khá mờ nhạt. Để xác định cụ thể các hành động này, chúng ta xét điều kiện chuẩn bị của hành động: địa vị xã hội, người hưởng lợi và một sốđặc điểm hình thức đánh dấu lực ngôn trung: dấu hiệu tỏ rõ tính chất bắt buộc trong yêu cầu, không bắt buộc trong khuyên bảo… Thường đối với hành động yêu cầu và khuyên bảo, SP1 luôn ởđịa vị cao hơn; với hành động thỉnh cầu, SP1 có địa vị thấp hơn. Nhưng trong ca dao giao duyên, SP1 và SP2 là các chàng trai, cô gái có cùng địa vị. Thường các chàng trai có vị thế cao hơn nhưng cũng có khi cô gái tự cho mình có vị thế
cao hơn. Trong hành động yêu cầu và thỉnh cầu, SP1 là người hưởng lợi còn với khuyên bảo thì SP2
là người hưởng lợi nhưng ởđây rất khó nói ai là người có lợi . Ở các trường hợp trên, nếu người nói nói với thái độ hạ mình thì biểu thị ý nghĩa thỉnh cầu, nói với thái độ ân cần là khuyên bảo, còn nói với thái nghiêm trang, bực bội thì đó là lời yêu cầu. Tuy nhiên, vấn đề thái độ, ngữđiệu lại không
được đề cập tường minh trong ca dao nên việc phân loại các hành động trên mang tính chất chủ
quan của người viết.