Đặc điểm cấu trúc hội thoại vàn gữ cảnh của cadao đối đáp giao duyên tiếng Việt

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 31 - 35)

TIẾNG VIỆT 2.1 Lý thuyế t chung

2.1.2 Đặc điểm cấu trúc hội thoại vàn gữ cảnh của cadao đối đáp giao duyên tiếng Việt

Ca dao đối đáp giao duyên là thơ dân gian, dùng để hát đối đáp, nói chuyện về tình yêu. Do là thơ dân gian nên ngôn ngữ dùng để tạo ra lời nói không phải chỉ là ngôn ngữ hằng ngày mà còn mang dấu ấn của ngôn ngữ nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu văn học, phong cách học và cả những nhà ngôn ngữ học đều thống nhất xem ngôn ngữ trong ca dao là ngôn ngữ nghệ thuật. Từ góc độ

giao tiếp ngôn ngữ, Hữu Đạt đi tìm “Đặc điểm phong cách ngôn ngữ của thơ và ca dao” cho rằng: ca dao là văn bản nghệ thuật có tổ chức theo kiểu lắp ghép liên hành động, có khả năng dự đoán trước, có độ lặp cao về mô hình kiến trúc và dễ tạo thành các dị bản.

Ví dụ: (2) Ca dao là văn bản nghệ thuật có kết cấu theo kiểu lắp ghép liên hành động. SP1 - Nghe em phân như dần khúc ruột

Gần nhau chưa được lại nói cuộc chia xa. Thế nào cũng ráng chờ qua,

Tiền lo không kịp, qua sẽ bán nhà cưới em.

SP2 - Hỏi thử anh cho biết đường nhơn ngãi, Em đâu có ngại sựđợi chờ.

Một lời hứa đạo tóc tơ

Trăm năm cũng chẳng hững hờ dạ riêng.

Bài ca dao có hai lượt lời, gồm 8 dòng. Theo trình tự của bài ca dao, chúng tôi thấy có các hành động nói sau:

Hành động 1 (dòng 1,2): Nghe em phân như dần khúc ruột … chia xa là hành động bày tỏ. Chàng trai bày tỏ tâm trạng xót xa của mình trước sự chia ly.

Hành động 2 (dòng 3): Thế nào cũng ráng chờ qua thuộc hành động thỉnh cầu. Chàng trai mong muốn cô gái chờ mình.

Hành động 3 (dòng 4): Tiền lo không kịp, qua sẽ bán nhà cưới em thuộc hành động hứa hẹn. Chàng trai hứa hẹn sẽ kiếm tiền cưới cô gái bằng mọi giá cho dù phải bán nhà.

Trong lượt đáp lời của SP2:

Hành động 1 (dòng 4): Hỏi thử anh cho biết đường nhơn ngãi thuộc hành động trần thuật. Cô gái giải thích lí do thực hiện hành động hỏi của mình trước đây.

Hành động 2 (dòng 5): Em đâu có ngại đợi chờthuộc hành động chấp nhận gián tiếp. Cô gái chấp nhận lời thỉnh cầu.

Hành động 3 (dòng 6,7): Một lời hứa … dạ riêng thuộc hành động hứa hẹn. Cô gái hứa hẹn sẽđợi chờ.

Tất cả các hành động trên đều là HĐTL. Những hành động này gây ra một hiệu lực ở ngay trong lời nói, đưa người nói và người nghe vào những ràng buộc nhất định.

Ngôn ngữ của ca dao là ngôn ngữ của quần chúng nhân dân, nhưng được sử dụng theo phương thức trữ tình của thơ ca nên nó vừa giống với ngôn ngữ hàng ngày vừa giống với ngôn ngữ

nghệ thuật. Do đó, để xác định hiệu lực tại lời trong lời ca dao đối đáp, chúng ta không chỉ xác định nghĩa của từ ngữ theo nghĩa thông dụng mà còn phải chú ý nghĩa ngôn từ nghệ thuật.

Những lời ca dao đối đáp giao duyên được hình thành trong các cuộc hát đối đáp như hát quan họ, hát ghẹo, hát ví, hát phường vải… Các cuộc hát đối đáp này gồm nhiều chặng, thứ tự mỗi chặng là các bước phát triển của một tình duyên ước lệ. Lời ca dao chính là những lời thoại trong cuộc thoại, một cuộc hội thoại có người nói và người nghe trong một hoàn cảnh nhất định. Theo lí thuyết hội thoại, một cuộc thoại ngắn nhất phải có đầy đủ hai vếđối thoại: phần trao lời và phần đáp lời. Cặp thoại được xem là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu. Tuy nhiên, khảo sát các công trình biên soạn ca dao từ xưa đến nay đều thấy số lượng bài ca dao có đầy đủ hai vếđối thoại rất ít, đa số chỉ có một vế trao lời hoặc đáp lời. Số lượng ca dao đối đáp trên một lượt lời là không nhiều. Trong 1514 đơn vị ca dao giao duyên mà chúng tôi khảo sát, chỉ có 313 đơn vị có đầy đủ hai vế đối thoại (hai lượt lời trở lên), còn lại chỉ có một vế (một lượt lời). Tương tự, tác giả Nguyễn Đức Luận, trong bài nghiên cứu “Mảnh vỡ hội thoại trong ca dao dân ca Việt Nam” đã thống kê trong 11.825 đơn vị ca dao từ “Kho tàng ca dao người Việt” chỉ có 539 đơn vị có hai vế đối đáp, 3473 chỉ có một vế. Về

nguyên nhân, theo Nguyễn Đức Luận, một mặt do người sưu tầm biên soạn đã tách các lượt lời trong cuộc hội thoại thành hai lượt lời riêng biệt hoặc xé nhỏ các lời thoại dài; mặt khác do đặc trưng sáng tác của ca dao dân ca, trong quá trình đối đáp có khi người nghe không trả lời: lời hỏi

quá khó không thể trả lời, lời hỏi thô tục không muốn trả lời hoặc có thể là hỏi vấn đề tế nhị nên chưa trả lời (cũng có thể người nghe đáp lời bằng hành động phi lời)… Do đó, khi phân loại và miêu tả các HĐTL trong ca dao đối đáp giao duyên, chúng ta phải cố gắng hình dung ra cuộc trò chuyện, người đang trò chuyện và nội dung trò chuyện của các câu ca dao có một lượt lời. Có một

điểm đáng chú ý là việc xác định đặc điểm người nói của các lượt lời, trong một số trường hợp rất khó khăn. Chẳng hạn, khó xác định hai lượt của bài ca dao sau đây, lượt lời nào của nam, lượt lời nào của nữ, bởi vì có thể người trao lời là chàng trai, xưng anh, và cũng có thể hiểu là cô gái, xưng em:

Lượt trao lời: Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím, Em đã có chồng em trả yếm lại anh.

Lượt đáp lời: Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh, Yếm em em mặc, yếm anh sao anh đòi.

Trong ca dao đối đáp giao duyên, nhân vật giao tiếp là các chàng trai và cô gái (cá nhân hoặc tập thể). Hai nhân vật này có mối quan hệ gần gũi, thân tình với nhau, có thể là bạn, là người yêu. Về thứ bậc, tuổi tác, thường vai nữ sẽ nhỏ hơn vai nam, nhưng cũng có thể là ngang bằng. Vai giao tiếp nữ thường được gọi là “cô”, “cô hai”, “cô ba”, “cô kia”, “cô ấy”, “chị hai”, “thục nữ”, “em”, “nàng”, “bậu”, “mình”, “người”, “ai”, “đó”… và thường tự xưng là “em”, “thiếp”, “tôi (tui)”… Vai giao tiếp nam thường được gọi là “anh”, “mình”, “qua”, “chàng”, “người nghĩa”, “phu quân”, “bạn”, “anh ba”, “anh hai”, “anh kia”, “anh đồ”, “ai”… và tự xưng là “anh”, “ta”, “qua”, “tôi/tui”, “đây”… Các từ xưng hô này phần lớn được phân ra ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai rõ ràng tạo thành cặp đối xứng như: anh – em; chàng - thiếp; qua - bậu; mình – ta… Nhưng có nhiều trường hợp, những người đang trực tiếp nói trò chuyện lại dùng đại từ chỉ ngôi thứ ba như

ấy, anh ấy, ai kia, đại từ phiếm chỉ ai, tưởng như họ đang nói về một người nào đó không có mặt trong cuộc thoại nhưng kì thực họ đang nói về chính mình và đối tượng tham gia cuộc thoại với mình.

Ví dụ: (3) Trong bài ca dao “Tát nước đầu đình” có câu:

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

Vận dụng lí thuyết chiếu vật và chỉ xuất để xác định: ai thực hiện hành động nói? nói với ai?, bao giờ vai nói cũng đặt mình trong sự tương tác với vai nghe, ta có thể xác định: người nói - người con trai xưng là anh và gọi người nghe - người con gái là em, là cô ấy.

Aiđưa em đến chốn này, Bên kia là núi bên này là sông.

Từai trong câu ca dao trên có sự quy chiếu đến chủ thể của hành động “đưa đến chốn này” gây tổn thất cho người nói nên người nói có hàm ý trách móc, tức là ai chỉ ngôi thứ hai - người nghe. Còn trong ví dụ sau:

Ai1 mà nói dối với ai2.

Thì trời giáng hạ cây khoai giữa đồng.

Ai1chỉ ngôi thứ nhất - người thực hiện hành động thề nguyền. Ai2 chỉ ngôi thứ hai, người nói dùng để gọi người nghe.

Có trường hợp, ta không thể phân biệt rạch ròi vai giao tiếp nam và vai giao tiếp nữ, nghĩa là không phân biệt được giới tính. Đó là các trường hợp vai giao tiếp dùng các từ xưng hô như mình – ta; đây – đó; đấy – đây; người – tôi … chẳng hạn:

Mìnhơi ta hỏi thực mình

Còn không hay đã chung tình với ai?

Ngoài ra, còn có trường hợp nhân vật giao tiếp, bằng phương thức ẩn dụ, hoán dụ đã mượn các biểu tượng để xưng gọi, để bộc lộ tâm trạng, sắc thái tình cảm của mình. Các biểu tượng này thường tương đẳng với nhau về thuộc tính ngữ pháp - ngữ nghĩa và được biểu trưng hoá đồng hướng. [61-188]

Ví dụ: (4)

a. Bây giờmận mới hỏi đào, Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

b. Thuyền về có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Ở ví dụ 4, qua cách liên tưởng về thuộc tính của các hình ảnh biểu tượng, người Việt dễ dàng nhận thấy “mận, thuyền” chính là cách xưng gọi của vai giao tiếp nam, còn “đào, bến” là vai giao tiếp nữ.

Nhìn chung, những đại từ nhân xưng này được sử dụng rất linh hoạt và độc đáo phản ánh

được mối quan hệ xã hội cũng như trạng thái tâm hồn của chàng trai, cô gái.

Bối cảnh gặp gỡ (thoại trường) của các chàng trai cô gái trong ca dao đối đáp giao duyên là bức tranh sinh hoạt hàng ngày gắn với đời sống nhân dân lao động: lễ hội, sân đình, đường làng, bờ

sông, bến sông, bờ ao, chợ, đêm trăng, trên đồng dưới ruộng, cửa ngõ… Bối cảnh giao tiếp này tuy có thực nhưng ởđây nó thường tập trung cho mục đích biểu trưng hoá nghệ thuật. Nó là bối cảnh mang tính ước lệ, biểu trưng gắn liền với cách thức diễn tả tình ý mang tính đặc trưng của thể loại. Ví dụ: núi cao, biển sâu biểu trưng cho những thử thách, gian khổ; đêm trăng, vườn hồng, sân đình

biểu trưng cho không gian gặp gỡ… Thời gian (hôm qua, bây giờ, đêm qua) xuất hiện trong lời trần thuật cũng thiếu tính cụ thể, mang tính phiếm chỉ.

Những vấn đề nêu trong mục 2.1.2 cũng là những vấn đề cơ bản của ngữ dụng học. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn nói chung và chương 2 nói riêng, thì đây không phải là đối tượng khảo sát chủ yếu. Do đó, chúng tôi chỉ giới thiệu một cách khái quát nhằm tạo ra những tiền

đề cần thiết để miêu tả các HĐTL được trình bày ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)