TIẾNG VIỆT 2.1 Lý thuyế t chung
2.2.2.1 Hành động biểu cảm
Theo Từđiển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, năm 2006), biểu cảm là biểu hiện tình cảm, cảm xúc. Dùng hành động biểu cảm, người nói bộc lộ cái tôi nội tâm vui, buồn, nhớ thương, mong
muốn… trước sự kiện X. Sự kiện X trong ca dao giao duyên chính là vấn đề tình cảm giữa hai nhân vật đối đáp. Hành động biểu cảm có điểm khác với trách cứ ở chỗ biểu cảm hướng về người nói, còn trách cứ hướng đến người nghe. Có nghĩa là, biểu cảm bày tỏ cảm xúc, trạng thái tâm lí của S trước X và trạng thái tâm lí thường mang tính tích cực. Ở hành động trách cứ, S trách cứ H vì H là người tạo ra X và X đã gây ra một hiệu quả tiêu cực tới S. Trạng thái tâm lí của S mang tính tiêu cực.
a) Hành động biểu cảm trực tiếp
Biểu cảm trực tiếp là các cảm xúc, trạng thái tâm lí của S được biểu hiện một cách tường minh bằng các động từ biểu hiện trạng thái tình cảm như: thương, nhớ, yêu, say, mong, muốn, mừng, ước, tiếc, sợ, e ngại, sầu, đau xót…
Ví dụ: (25)
a. Anh thương em thương thảm thiết vô cùng, Biết rằng cha mẹ có bằng lòng hay không?
b. Bông phù dung sớm nở tối tàn, Em sợ anh nói gạt qua đàng bỏ em.
c. Gặp đây anh nắm cổ tay, Anh yêu vì nết, anh say vì tình.
Các động từ thể hiện trạng thái tình cảm mà chúng tôi thống kê trong tư liệu của mình thì
thương (388 lần), nhớ thương (33 lần), yêu (30 lần), nhớ (51 lần), mừng (11 lần), say (10 lần), muốn
(48 lần), mong (12 lần), ước (28 lần), sợ(41 lần), sầu (17 lần), buồn (12 lần), tiếc (27 lần), đau xót
(4 lần), giận (1 lần). Như vậy, trạng thái tình cảm tích cực như thương, nhớ chiếm tỉ lệ cao, nổi bật là thương. “Thương” trong giao duyên cũng chính là “yêu”. Tình yêu đôi lứa trong ca dao rất mạnh mẽ và sâu sắc, kiên quyết, chung tình, bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Trạng thái tình cảm của nam và nữ cũng có chút khác nhau. Chẳng hạn, nam thường bộc lộ tình cảm thương, yêu, muốn, say, tiếc nhiều hơn nữ. Nữ bộc lộ trạng thái nhớ, sợ, ước, sầu, buồn nhiều hơn nam. Điều này cho thấy, trong tình yêu người con gái thường chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh hơn người con trai. Biểu hiện trực tiếp trạng thái cảm xúc của mình chính là thể hiện khát vọng được sống thật với lòng mình, vượt qua những ràng buộc của lễ giáo.
b) Hành động biểu cảm gián tiếp
Hành động biểu cảm gián tiếp là S thông qua hành động khác để bày tỏ các trạng thái tình cảm của mình.
b.1) Hành động biểu cảm được biểu hiện gián tiếp qua hành động hỏi (26) Ai về phố Hội sông Cầu,
Hình thức của câu ca dao là hỏi nhưng không phải muốn biết thông tin về thực thực thể ai. Theo phương pháp chiếu vật, có thể khẳng định ai chính là người nói. Người nói bày tỏ cảm xúc
thương, nhớ, sầu của mình khi phải chia tay.
Trong mục hỏi gián tiếp, chúng tôi cũng đã trình bày kĩ hơn về vấn đề này. b.2) Hành động biểu cảm được thực hiện gián tiếp qua hành động cầu khiến (27) Hỡi người gánh nước truông mây
Cho xin một gáo tưới dây tơ hồng.
Bản chất của hành động thỉnh cầu là S muốn H thực hiện hành động A. Ở đây thực chất không phải S muốn H cho một gáo nước. Việc xin gáo nước chỉ là cái cớ. Bởi lẽ, dây tơ hồng là một loại cây sống kí sinh không cần phải tưới, trong văn học nó là sợi chỉđỏ mang nghĩa biểu trưng cho tình duyên. Do đó, H nhận ra S đang bày tỏ nỗi lòng yêu thương của mình.
b.3) Hành động biểu cảm được thực hiện gián tiếp qua hành động trần thuật + Trần thuật - khẳng định
(28) Tai nghe em bậu chóng hồi,
Cũng bằng anh uống một nồi nhơn sâm.
Chàng trai qua hành động khẳng định, với phương thức so sánh, bày tỏ trạng thái tình cảm mừng vui trước sự kiện người thương phục hồi sức khoẻ.
+ Trần thuật - kể
(29) Ông tơ hồng nói nhỏ anh nghe,
Để xong mùa cấy, ổng xe cho hai đứa mình.
Cô gái nhận ra lực ngôn trung của câu chuyện về lời nói của ông tơ hồng là chàng trai đang bày tỏ tình cảm yêu thương với mình vì ông tơ hồng không tồn tại trong thực tế.