Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng: nông nghiệp lâm nghiệp thuỷ sản

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Việt Nam (Trang 42 - 50)

lâm nghiệp - thuỷ sản

Là một bộ phận cấu thành hệ thống nền kinh tế quốc dân, ngành nông nghiệp - bản thân nó cũng là một hệ thống bao gồm nhiều ngành. Theo nghĩa rộng, ngành nông nghiệp bao gồm ba ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Trong những năm qua, toàn ngành nông nghiệp đã có bớc tăng trởng đáng kể. Có thể thấy giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp đã tăng nhanh trên biểu đồ 2.

Biểu đồ - Sự gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 1986-2002 (nghìn tỷ đồng) (giá thực tế)

Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội Việt Nam 1975-2000, Nxb Thống kê, HN 2000. Kinh tế - xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003. Nxb Thống kê, HN 2003.

Năm 1986, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp mới đạt gần 65 nghìn tỷ đồng thì sau 8 năm đã tăng lên 95 nghìn tỷ (năm 1994), gấp 1,4 lần và 8 năm tiếp theo đã tăng lên 155,8 nghìn tỷ (năm 2002), gấp 2,4 lần giá trị sản xuất nông nghiệp của năm 1986.

Trong ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng, mối quan hệ tỷ lệ giữa ba ngành: nông nghiệp - công nghiệp - thủy sản có sự thay đổi trong thời gian qua. Diễn biến thay đổi tỷ trọng cơ cấu giữa ba ngành này đợc biểu thị trên biểu đồ 3 và bảng 1.

Bảng : Cơ cấu nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản Việt Nam 1986-2002 Đơn vị: % 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 1999 2000 2001 2002 Nông nghiệp 81,27 80,37 84,10 84,36 79,94 80,6 7 81,48 81,50 80,16 77,40 76,90 Lâm nghiệp 11,78 9,98 7,87 5,28 5,59 5,24 4,63 4,61 4,48 4,55 4,33 Thuỷ sản 6,95 9,65 8,33 10,36 14,47 14,09 13,89 13,89 15,36 18,05 18,77

Nguồn (biểu đồ 3 và bảng 1): Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, HN 2003.

Qua biểu đồ minh họa và bảng tỷ trọng nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản về giá trị sản xuất, trớc hết, chúng ta dễ dàng nhận thấy trong suốt 17 năm, từ 1986 đến 2002, cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp có xu hớng chuyển dịch nhẹ từ nông nghiệp thuần túy sang thuỷ sản. Biểu hiện: trong ba ngành, tỷ trọng ngành lâm nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhẹ và vị trí ngành thủy sản đã dần đợc khẳng định rõ nét và có xu hớng tăng tỷ trọng. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ấy đã thấy xuất hiện một xu hớng tiến bộ là tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng thủy sản tăng lên. Đây là xu h- ớng tiến bộ vì thông thờng, ở giai đoạn phát triển cao hơn, thì sản xuất nông nghiệp thuần túy cho giá trị kinh tế thấp hơn sản xuất lâm nghiệp và thủy sản,

vả lại việc biến những vùng đất ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp thành nơi nuôi trồng thủy sản sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng ruộng đất.

Về cơ cấu lao động

Tổng số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp năm 1990 là 29,4 triệu ng- ời và bình quân mỗi năm tăng thêm 700.000 lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2000, lợng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 36,7 triệu ngời chiếm 68,2% tổng lực lợng lao động toàn xã hội. Trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ cấu phân bổ lao động cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản nh sau:

Bảng : Cơ cấu lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, 1995-2000 (%)

Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nông nghiệp triệu ngời 24,04 24,07 24,72 24,99 25,26 25,40 % 97,05 96,91 96,79 96,72 96,50 96,31

Lâm nghiệp triệu ngời 0,07 0,08 0,09 0,09 0,10 0,10

% 0,29 0,30 0,34 0,35 0,38 0,39

Thuỷ sản triệu ngời 0,66 0,69 0,73 0,76 0,82 0,87

% 2,66 2,79 2,86 2,93 3,13 3.30

Nguồn: Tổng hợp của tác giả trên cơ sở số liệu thống kê.

Nh vậy, cơ cấu lao động cũng cho thấy lao động tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, chiếm đến hơn 96% lao động toàn ngành. Từ năm 1995 trở lại đây, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm nhẹ và ngợc lại, tỷ trọng lao động thuỷ sản tăng. Điều đó có nghĩa là đã có sự di chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành thuỷ sản, tuy nhiên số lợng lao động chuyển đổi này không nhiều.

Về cơ cấu đầu t: Cơ cấu đầu t cho nông nghiệp từ ngân sách Nhà nớc đ- ợc phản ánh thông qua bảng sau:

Thời kỳ 1996 - 2000 Năm 2001

Tổng số

(tỷ đồng) Bình quân/năm (tỷ đồng) Cơ cấu (%) (tỷ đồng)Tổng số Cơ cấu (%)

Tổng chi NSNN cho NN, NT

Chia ra:

+ Chi cho NN, thủy lợi và phát triển nông thôn

+ Chi cho lâm nghiệp + Chi cho thủy sản + Chi cho diêm nghiệp

35.95529.236 29.236 3.618 2.221 638 7.191 5.896 724 444 128 100 82,0 10,1 6,2 1,8 11.472 9.658 1.056 515 213 100 84,2 9,2 4,8 1,8

Nguồn: Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, HN 2003.

Qua phân tích cơ cấu đầu t theo khu vực lớn: công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, chúng ta đã thấy rằng vốn đầu t từ ngân sách Nhà nớc cho lĩnh vực nông nghiệp là thấp so với yêu cầu, thì qua biểu chi ngân sách Nhà nớc cho nông nghiệp, nông thôn ở trên, chúng ta lại thấy một điểm bất hợp lý trong cơ cấu đầu t của Nhà nớc là đầu t của Nhà nớc chủ yếu tập trung cho nông nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn, còn chi cho hai ngành: lâm nghiệp và thuỷ sản thấp. Điều này cũng là nguyên nhân góp phần làm cho kinh tế nông nghiệp nói chung, kinh tế lâm nghiệp nói riêng chậm phát triển và cơ cấu kinh tế nông nghiệp chậm chuyển dịch theo hớng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, xóa bỏ tính thuần nông trong nông nghiệp ở nớc ta.

Xem xét cụ thể bản thân từng ngành ta thấy, ngành lâm nghiệp, tỷ trọng của nó giảm dần qua các năm. Năm 1986, ngành lâm nghiệp chiếm đến 11,78% GDP lĩnh vực nông nghiệp, thì đến năm 2002 nó chỉ chiếm 4,33%, tức đã giảm gần 2/3 tỷ trọng của nó trong toàn ngành nông nghiệp và vì vậy đã trở thành ngành rất nhỏ trong nông nghiệp. Trong điều kiện có nhiều tiềm năng về rừng và đất rừng của Việt Nam thì tỷ trọng, vị thế hay đóng góp của ngành lâm nghiệp nh hiện nay là cha hợp lý và nh vậy cơ cấu kinh tế ngành trong lĩnh vực nông nghiệp còn bất cập, cha hợp lý. Theo số liệu kiểm kê rừng năm 2000, nớc ta có 10,9 triệu ha đất rừng (trong đó 9,4 triệu ha đất rừng tự nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng), chiếm 60% tổng diện tích đất nông, lâm nghiệp và chiếm hơn

30% diện tích cả nớc song toàn ngành lâm nghiệp lại chỉ đóng góp 1% vào tổng sản phẩm quốc dân (năm 2000: 1,34%, năm 2001: 1,25%, và năm 2002: khoảng 1%). Kết quả sản xuất của ngành lâm nghiệp cho thấy các tiềm năng về rừng cha đợc khai thác. Hơn thế nữa, nguồn lực cũng cha đợc phân bổ hợp lý giữa các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp. Chẳng hạn, về cơ cấu lao động, mặc dù lâm nghiệp có diện tích trồng và khai thác lớn nh trên, song số lao động tham gia vào lĩnh vực này lại rất ít, chỉ chiếm 0,3 đến 0,4% số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tơng tự, vốn đầu t cho lâm nghiệp còn rất hạn chế. Sự phân bổ nguồn lao động, nguồn vốn bất hợp lý nh vậy cộng thêm năng suất lao động trong lâm nghiệp thấp, khả năng khai thác tiềm năng rừng còn nhiều hạn chế đã làm cho giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giảm cả về tỷ trọng tơng đối và giá trị tuyệt đối, làm cho ngành lâm nghiệp trở thành ngành yếu nhất trong nông nghiệp và là nơi lãng phí nguồn lực nhất trong nền kinh tế. Tốc độ tăng tr- ởng của ngành lâm nghiệp từ năm 1991 đến năm 2001 vừa thấp, vừa không ổn định, lại theo xu hớng giảm dần: 1991: 3,8%; 1992: - 1,3%; 1993: -1,1%; 1994: 3,2%; 1995: 6,2%; 1996: 1,7%; 1997: -3,3%; 1998: -3,5%; 1999: 6,9%; 2000: 0,5% và 2001: 0%. Trong nhiều năm liền, sản xuất lâm nghiệp không hoàn thành kế hoạch trồng rừng, tu bổ, bảo vệ và tái tạo rừng tự nhiên. Diện tích rừng trồng hàng năm không bù đủ diện tích rừng bị cháy, bị phá đã ảnh h- ởng rất lớn đến tài nguyên môi trờng và cân bằng sinh thái cây trồng, vật nuôi và nguồn nớc ở các vùng trong cả nớc.

Nhận thấy sự yếu kém của sản xuất lâm nghiệp, trong những năm vừa qua, Nhà nớc đã có chủ trơng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó có một nội dung là chuyển một phần lao động làm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) sang trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ, tái tạo vốn rừng tự nhiên, biến tiềm năng đất rừng và vốn rừng thành của cải vật chất, phân bố lại lao động và dân c, tạo thêm nhiều việc làm mới ở vùng còn nhiều quỹ đất lâm nghiệp, tăng thu nhập và thúc đẩy tăng trởng kinh tế ở vùng miền núi, Tây Nguyên. Chủ trơng trên là hoàn toàn đúng đắn và cần phải thực hiện càng sớm

càng tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, trong mấy năm vừa qua chúng ta cha đạt đợc kết quả nh mong muốn. Trong nền kinh tế thị trờng, nguồn lực đợc phân bổ thông qua thị trờng, ở đâu có thu nhập cao, có môi trờng sản xuất, kinh doanh thuận lợi lập tức sẽ thu hút lao động vào ngành đó. Sở dĩ ngành lâm nghiệp cha thu hút đợc lao động vì ngời dân còn nhìn thấy trong lĩnh vực này có nhiều rủi ro, thu nhập không đảm bảo, lại yêu cầu trình độ lao động cao hơn. Vậy, để phát triển lâm nghiệp cho xứng với tiềm năng đất nớc và làm cho ngành lâm nghiệp đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển quốc gia nói chung, Nhà nớc còn cần phải có những chính sách và biện pháp cụ thể để tăng thu nhập và đảm bảo quyền lợi cho lao động lâm nghiệp, đồng thời Nhà nớc cần có các chính sách đầu t đúng mức tạo điều kiện phát triển cho ngành này.

Trong ngành thuỷ sản, tỷ trọng ngành thủy sản từ năm 1986 đến nay liên tục tăng lên cho thấy xu hớng chuyển dịch tích cực của ngành này. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do ngành thuỷ sản là ngành có nhiều lợi thế cả về các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm, lại đợc Nhà nớc quan tâm đầu t bằng một số chơng trình dự án: đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản, xuất khẩu thuỷ sản... và cơ cấu sản xuất nội bộ ngành thuỷ sản cũng chuyển dịch theo h- ớng tăng hiệu quả sản xuất (chuyển từ đánh bắt sang nuôi trồng) nên trong những năm đổi mới ngành thuỷ sản đã có bớc phát triển và tăng trởng cao nhất trong nhóm các ngành nông nghiệp. Số liệu thống kê năm 2000 cho thấy, tập trung 3,3% số lao động của lĩnh vực nông nghiệp, thu hút khoảng 15% vốn đầu t của toàn ngành và sử dụng 5,3% diện tích đất nông nghiệp, ngành thủy sản đã tạo ra giá trị sản xuất chiếm 15% giá trị sản xuất của toàn ngành. Những đóng góp ban đầu này cho thấy đây là ngành có lợi thế, nếu có kế hoạch đầu t sẽ dễ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nông nghiệp và lâm nghiệp.

Tuy nhiên, trong những năm qua, diễn biến cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản (bao gồm: nuôi trồng - đánh bắt), đặc biệt là trong bản thân cơ cấu ngành nuôi trồng thuỷ sản còn cha ổn định, cha hợp lý và mang nặng tính tự

cơ cấu nuôi trồng thủy sản chịu ảnh hởng lớn bởi giá cả và nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của kỳ trớc, năm trớc và không theo quy hoạch, thiếu sự chuẩn bị đồng bộ và các yếu tố cần thiết nh đồng ruộng, giống, kỹ thuật, bảo vệ, tổ chức... thu mua nên chi phí sản xuất cao và không phù hợp với cầu thị trờng. Tình hình này làm cho quy mô và tốc độ phát triển ngành thuỷ sản không ổn định và không vững chắc, năm tăng, năm giảm. Để khắc phục tình trạng này, cần có nhiều biện pháp, song trớc hết cần phải có một quy hoạch tổng thể cho toàn ngành trong đó phải có cơ cấu sản xuất từng tiểu ngành, từng loại sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trờng trong nớc và xuất khẩu, cả về số lợng, chủng loại và chất lợng, độ an toàn vệ sinh thực phẩm, trên cơ sở đó phát triển ngành thuỷ sản nhằm đáp ứng tốt và phù hợp với nhu cầu về thuỷ sản cả trên thị trờng trong nớc và thị trờng xuất khẩu.

Trong ngành nông nghiệp (nghĩa hẹp), thời gian qua ngành nông nghiệp đã có bớc phát triển đáng kể, tốc độ tăng trởng bình quân là 4,7%/năm. Với tốc độ tăng trởng 4,7% về giá trị sản xuất mà tỷ trọng của nó có xu hớng giảm trong toàn lĩnh vực nông nghiệp là một xu hớng tích cực. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng sự thay đổi tỷ trọng của ngành nông nghiệp nói riêng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lĩnh vực nông nghiệp nói chung còn rất chậm và cha ổn định. Mặc dù ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trởng cao hơn nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, nhng vì tỷ trọng của ngành thuỷ sản thấp nên cha tạo ra bớc ngoặt về chuyển dịch cơ cấu chung của toàn ngành.

Tóm lại, cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian đã b- ớc đầu có sự chuyển dịch theo hớng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp. Đây là một xu hớng hợp lý vì nông nghiệp, khi đã làm đợc chức năng đảm bảo an toàn lơng thực thì sẽ có sự di chuyển nguồn lực ra khỏi nông nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản là những ngành có khả năng đem lại nguồn lợi về kinh tế cao. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch trong thời gian vừa qua của cơ cấu nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản còn t- ơng đối chậm, không đều và có nhiều bất cập. Tỷ trọng nông nghiệp (trồng trọt,

chăn nuôi) rất lớn, chiếm trên dới 80% trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành suốt giai đoạn 1986-2002. Nh vậy, nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có thể nói vẫn nghiêng về một nền nông nghiệp thuần túy - thuần trồng trọt và chăn nuôi, ngành lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng rất thấp. (Cả ngành lâm nghiệp và thủy sản mới chỉ chiếm xấp xỉ 20% tổng giá trị sản khu vực nông nghiệp). Từ năm 1993 trở lại đây, ngành thuỷ sản đã bớc đầu khẳng định vị thế nhng còn có đóng góp rất nhỏ, đồng thời sự phát triển của bản thân ngành này còn nhiều vấn đề cần đợc khắc phục. Ngành lâm nghiệp là ngành kém hiệu quả nhất cần phải đợc quan tâm đầu t và có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khai thác lợi thế của ngành này. Ngành nông nghiệp tuy sản l- ợng tăng mạnh song cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp còn nhiều bất cập nên hiệu quả cha cao (sẽ phân tích rõ ở mục 2.1.3).

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Việt Nam (Trang 42 - 50)