Kinh nghiệm Malaysia

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Việt Nam (Trang 29 - 32)

Malaysia có bình quân đất nông nghiệp trên một nhân khẩu nông nghiệp là 1,83 ha và khoảng 16% tổng dân số trong độ tuổi lao động đang tham gia sản xuất nông nghiệp. Tơng tự nh Thái Lan, cách đây 40 năm Malaysia có xuất phát điểm kinh tế gần bằng hoặc thấp hơn nớc ta, nhng những năm qua kinh tế nông nghiệp đã phát triển mạnh. Cơ cấu kinh tế Malaysia đã có những chuyển biến tích cực, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 29% năm 1970 xuống còn 18,66% năm 1990 và chỉ còn 12,7% năm 1998. Ngay từ đầu, Malaysia đã chọn lựa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng tập trung vào sản xuất một số cây công nghiệp có lợi thế để xuất khẩu: cao su, cọ dầu, ca cao, gỗ. Điều này đã làm tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp Malaysia lên đáng kể. Nông nghiệp liên tục tăng trởng 5,1%/năm trong những năm 1970 và 3,8%/năm trong những năm 1980. Năng suất lao động nông nghiệp của Malaysia đã lên đến 6.267 USD/ngời/năm (giai đoạn 1995 -1997) (gấp 27,7 lần của Việt Nam). Đến nay, Malaysia là nớc sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới về dầu cọ, cacao, gỗ...

Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, Malaysia đã sử dụng các biện pháp chủ yếu sau:

+ Tập trung trồng một số cây công nghiệp dài ngày có lợi thế nh cọ dầu, cao su và ca cao; có các chính sách hỗ trợ cho việc trồng các loại cây này, cụ thể đối với cây cọ dầu và cây cao su nh sau:

• Hỗ trợ cho việc tái trồng cây cao su với mức 6.177 Ringgit/ha đối với các thửa ruộng có diện tích dới 4,05 ha và 4.200 Ringgit/ha cho các thửa ruộng

lớn hơn. Việc cấp tiền sẽ bị giảm nếu trồng xen cao su với các cây trồng khác. Chính sách này đã khuyến khích trồng cây cao su đồng thời khuyến khích việc trồng cao su giống mới có năng suất cao hơn thay cho các cây cao su giống cũ; chi phí hỗ trợ trồng lại cây cao su bao gồm cả chi phí thay thế cây trồng và khoản thu nhập của nông dân trong thời kỳ trồng mới (từ 4 đến 7 năm).

• Đối với cây cọ dầu: hỗ trợ cho việc tái trồng cây cọ dầu 4.447 Ringgit/ha đối với các thửa ruộng có diện tích dới 4,05 ha và 3.459 Ringgit/ha cho các thửa ruộng lớn hơn, đồng thời cũng cho phép sử dụng trợ cấp tái trồng cây cao su để trồng cọ dầu.

+ Thu hút đầu t trực tiếp nớc ngoài bằng luật đầu t nớc ngoài "thông thoáng" với những cam kết quan trọng nh không quốc hữu hóa, đợc hởng u đãi về thuế xuất nhập khẩu, và tự do chuyển lợi nhuận ra nớc ngoài... để sản xuất cao su và dầu cọ. Tạo điều kiện cho mọi hình thức tổ chức kinh doanh sản xuất trong nông nghiệp (nông trại gia đình và các công ty quốc doanh, t nhân hoặc liên doanh với nớc ngoài) phát triển, coi khu vực t nhân là khu vực chủ đạo, là động lực của nền kinh tế.

+ Ban hành chính sách khuyến nông hỗ trợ các hộ nông dân (điền chủ nhỏ): Sản xuất của các hộ nông dân thờng là thủ công hoặc công nghệ, thiết bị thông thờng, năng suất không cao, khi giá cả giảm xuống, thì họ giảm bớt hoặc chuyển các hoạt động nông nghiệp sang hoạt động các ngành nghề khác. Năng suất của họ cũng chỉ bằng 60% năng suất sử dụng ruộng đất của các công ty bất động sản có vốn lớn và công nghệ hiện đại. Vì vậy, Chính phủ Malaysia rất quan tâm đến sự khác biệt về năng suất này và đã thiết lập các chơng trình hỗ trợ dới dạng các chơng trình định c đất đai và công tác khuyến nông, tái trợ cấp và cho vay của Chính phủ để hỗ trợ trực tiếp đến các hộ nông dân, đây cũng là những biện pháp trực tiếp trong chơng trình xóa đói giảm nghèo và cấu trúc lại nền kinh tế xã hội.

+ Ban hành chính sách mậu dịch, chính sách tài chính để khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến. Trớc đây Malaysia chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, nông sản và dầu mỏ. Trong những năm 1970 để khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, Malaysia đánh thuế cao vào các loại nguyên liệu, nông sản thô xuất khẩu, và giảm thuế cho các cơ sở chế biến. Chính sách này đã tạo động lực triển khai đầu t các nhà máy chế biến có công suất lớn vào giữa những năm 1980. Từ 1980 đến 1990, tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô giảm từ 90% xuống 45%, sản phẩm chế biến các loại tăng 22%.

+ Giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động do ngời lao động nông nghiệp Malaysia di c ra thành thị bằng việc thuê lao động nớc ngoài đến làm việc trong các đồn điền cọ dầu, cao su, ca cao.

Tuy nhiên, ở Malaysia kinh tế nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế: Kinh tế nông thôn còn lạc hậu so với thành thị, công nghiệp nông thôn và dịch vụ nông thôn cha đợc phát triển; bên cạnh những sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu có qui mô lớn, thì còn nhiều loại cây - con phát triển quá yếu cha đáp ứng đợc nhu cầu tiêu dùng trong nớc. Sự chênh lệch về sản xuất và thu nhập giữa các vùng nông thôn, giữa các loại hộ nông trại, giữa nông dân giàu và nông dân nghèo còn lớn, môi trờng sinh thái bị suy giảm, rừng bị chặt phá nhiều, đất đai bị xói mòn nghiêm trọng. Đây là những vấn đề đang gây trở ngại cho việc phát triển nông nghiệp Malaysia hiện nay và thời gian tới. Vì vậy, qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Malaysia, bài học rút ra là trong thời kỳ đầu có thể chỉ tập trung vào sản xuất những sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế, song ở các giai đoạn tiếp theo cần phải kết hợp chuyên môn hóa với đa dạng hóa để xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện; đồng thời trong phát triển nông nghiệp, cần kết hợp giải quyết bài toán về hiệu quả kinh tế với bài toán về hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trờng.

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Việt Nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w