Kiến nghị với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 102 - 111)

- Đối với Nhà nước:

3.3.2. Kiến nghị với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

Đề nghị Tổng Liên đoàn có những biện pháp tích cực cụ thể hơn nữa nhằm đẩy mạnh việc phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở khu vực ngoài quốc doanh. Bởi hiện nay khu vực này còn nhiều cơ sở chưa có tổ chức công đoàn, công nhân, lao

động chưa thiết tha vào công đoàn. Mặt khác, hoạt động công đoàn khu vực này còn nhiều hạn chế.

Đề nghị Tổng Liên đoàn cần có biện pháp tích cực, xây dựng hệ thống tổ chức nhằm phát huy hiệu quả cao nhất cho hoạt động Công đoàn, tránh trùng chéo về chỉ đạo giữa Liên đoàn Lao động địa phương và Công đoàn ngành. Công đoàn ngành địa phương nên để Công đoàn ngành Trung ương chỉ đạo trực tiếp, Liên đoàn Lao động địa phương phối hợp chỉ đạo.

Công đoàn cần có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ công đoàn, cần thường xuyên phối hợp với chính quyền định kỳ mở các lớp bồi dưỡng về pháp luật, về các thể chế chính sách không chỉ cho cán bộ công đoàn mà cho cả chủ doanh nghiệp, cần có chính sách, chế độ đối với cán bộ công đoàn kiêm nhiệm để thu hút, khuyến khích người có năng lực, trình độ tham gia hoạt động công đoàn.

Nghiên cứu các biện pháp nhằm đa dạng hoá hình thức tập hợp các đối tượng tham gia hoạt động Công đoàn dựa trên cơ sở nhiệm vụ chuyên môn. Thực hiện hài hoà, linh hoạt nguyên tắc tổ chức theo ngành, nghề và vùng, lãnh thổ, không cứng nhắc, rập khuôn như hiện nay.

Chủ động đề xuất với nhà Nhà nước và nghiên cứu những quy định về cơ chế phối hợp ba bên: (Nhà nước, Công đoàn (đại diện cho người lao động), giới chủ) để sớm triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn.

Đề nghị Tổng Liên đoàn khi quyết định số lượng cán bộ chuyên trách Công đoàn ở các ngành, các cấp cần căn cứ vào số lượng đoàn viên thực tế. đối với cấp công đoàn cơ sở nên lấy mốc 500 đoàn viên trở lên để quy định số lượng cán bộ chuyên trách Công đoàn, có như vậy Công đoàn cơ sở mới có điều kiện để hoạt động và làm cho Công đoàn cơ sở bớt lệ thuộc vào chủ doanh nghiệp về mặt kinh tế nhằm phát huy tính độc lập tương đối của tổ chức Công đoàn.

Chính sách tiền lương đối với cán bộ Công đoàn hiện nay chưa đủ sức giữ cán bộ Công đoàn cũng như thu hút cán bộ giỏi chuyển sang làm công tác Công đoàn. Trong khi chờ Nhà nước có những quy định cụ thể thì Tổng Liên đoàn giải quyết chính sách đãi ngộ cho cán bộ Công đoàn bằng khả năng tài chính hiện có của mình. Trong công tác tập

huấn cán bộ Công đoàn cơ sở, nội dung và phương pháp chưa phù hợp với tình hình thực tế cho nên đề nghị Tổng Liên đoàn giao cho Trường Đại học Công đoàn biên soạn tài liệu chuyên bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ Công đoàn cơ sở, nhất là cơ sở DNNQD, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đề nghị Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tăng cường hơn nữa việc thâm nhập thực tế, cử cán bộ hướng dẫn, giúp đỡ cấp dưới một cách thiết thực.

Việc quy định định suất lương cho cán bộ Công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ theo “Quy định tạm thời trả lương cho cán bộ Công đoàn chuyên trách đang làm việc tại các DNNQD” ban hành theo Quyết định số 1724/QĐ/TLĐ, ngày 02/12/2001 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có nhiều điểm không còn phù hợp. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam nên căn cứ vào số lượng đoàn viên, số Công đoàn cơ sở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của từng ngành, từng địa phương để phân bổ kinh phí, giao cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động tính toán thực hiện trợ cấp định suất này cho cán bộ Công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trực thuộc, sau đó quyết toán với Công đoàn cấp trên và Tổng Liên đoàn.

Trước khi tham gia với Nhà nước về các chủ trương chính sách có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, đề nghị Tổng Liên đoàn cần tham khảo ý kiến của cơ sở, của các ngành, địa phương để tính khả thi của việc tham gia được cao hơn.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn vững về lý luận giỏi về thực hành nghiệp vụ. Có chính sách đào tạo và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ Công đoàn, có chính sách ưu đãi những người có tâm huyết, có năng lực thực sự. Có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cán bộ Công đoàn, tạo điều kiện cho cán bộ Công đoàn yên tâm làm việc.

Kết luận

Trong những năm vừa qua, Nhà nước và người sử dụng lao động đã có nhiều cố gắng đầu tư tài chính, công nghệ để cải thiện điều làm việc cho người lao động. Nhìn chung điều kiện làm việc, môi trường làm việc của người lao động ở một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được cải thiện một bước. Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ mới cùng với đổi mới thiết bị, dây chuyền sản xuất đã làm thay đổi về chất điều kiện lao động của người lao động, giảm bớt lao động thủ công nặng nhọc, giảm bớt tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy hiểm độc hại, giảm bớt được sự ô nhiễm. Đó là kết quả tác động ở giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới từ các chính sách của Đảng và Nhà nước được thể hiện trong các luật Đầu tư nước ngoài, luật Lao động, luật Công đoàn. Hiệu quả cao của sản xuất thuộc khu vực ngoài quốc doanh cũng thúc đẩy nhiều hơn việc cải thiện môi trường làm việc, điều kiện làm việc, cải thiện tốt hơn tình trạng sức khoẻ và thu nhập của người công nhân. Điều đó cũng phản ánh sự quan tâm của doanh nghiệp đối với người lao động.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có một số doanh nghiệp chưa thực sự thực hiện tốt nội dung này. Xét ở góc độ các chủ doanh nghiệp, do những yếu tố khách quan có thể dẫn đến người lao động thất nghiệp, ngoài ra việc trả lương cho người lao động, quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động, cũng là những vấn đề nóng bỏng. Môi trường lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thường có hiện tượng các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho người lao động và đây là một trong những hạn chế chung đối với các doanh nghiệp trong quá trình thực thi các chính sách đối với người lao động và cũng là yếu tố có nhiều nguy cơ dẫn đến đình công. Hơn nữa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, đang tác động sâu sắc tới sự chuyển biến đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói chung và đời sống công nhân lao động nói riêng. Tình trạng thất nghiệp gia tăng, giá cả leo thang, tiền lương thực tế giảm mạnh, ô nhiễm môi trường, điều kiện lao động xuống cấp ở nhiều doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng đang là nỗi ám ảnh đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay. Giải quyết khó khăn này là trách

nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị nói chung và của tổ chức công đoàn nói riêng. Công đoàn xuất phát từ vai trò, vị trí của mình phải tích cực đổi mới tổ chức, nội dung và phương pháp hoạt động để bảo vệ lợi ích của người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm thực hiện những mục tiêu của sự nghiệp đổi mới do Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Hoàng Chí Bảo (2000), "Xây dựng giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước - từ lý luận đến thực tiễn", Lao động và Công đoàn, (2).

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Đề cương bài giảng môn triết học Mác - Lênin,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Ngọc Chiến (2000), "Công nhân, viên chức, lao động và Công đoàn Việt Nam

với phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Cộng sản,

(20).

4. Chính phủ (1995), Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995.

5. Hoàng Minh Chúc (1998), "Phong trào Công đoàn Việt Nam trong hơn mười năm

đổi mới", Tạp chí Cộng sản, (14).

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb

Sự thật, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb

Sự thật Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10.Đinh Đăng Định (2002), Giá trị bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình xây dựng

giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

11.Cù Thị Hậu (2001), "Giai cấp công nhân Việt Nam đi đầu thực hiện đường lối đổi

mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo", Lao động và Công đoàn, (243).

12.Hội đồng Bộ trưởng (1992), Nghị định số 302/HĐBT ngày 19/8/1992 về quyền và

trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, cơ quan.

13.Nguyễn Văn Khởi (2000), "Về vai trò của cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh

14.V.I.Lênin (1971), Công đoàn trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội

15.V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

16.V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

17.V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 31, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

18.Luật Công đoàn (1990), Nxb Lao động, Hà Nội.

19.C.Mác và Ph. Ăngghen (1983), Toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội.

20.C.Mác và Ph.Ăngghen (1980), Bàn về công đoàn, tập 1, Nxb Lao động, Hà Nội.

21. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23.Hồ Chí Minh (1981), Đường Cách mệnh, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.

24.Đỗ Đức Ngọ (2000), "Công cụ và phương pháp công tác tư tưởng của Công đoàn

Việt Nam", Lao động và Công đoàn, (215).

25.Văn Nhân (1999), "Bàn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn", Lao

động và Công đoàn, (8).

26.Tôn Trung Phạm (1995), Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và công đoàn, Nxb

Lao động, Hà Nội.

27.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28.Dương Văn Sao (2005), Thực trạng và những giải pháp đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà

nước với Công đoàn Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

29. Dương Văn Sao (2007), Tác động tới việc làm, đời sống của người lao động khi

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới và các giải pháp hoạt động công đoàn, Nxb Lao động, Hà Nội.

30. Văn Tạo (1997), Một số vấn đề về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31.Đan Tâm (2002), Công đoàn Việt Nam thế kỷ 21 phát triển trong thách thức, Nxb

32.Hoàng Ngọc Thanh (1998), "Phác thảo chân dung đội ngũ cán bộ công đoàn nước ta

hiện nay", Lao động và Công đoàn, (211).

33.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1996), 50 năm hoạt động quốc tế của công

đoàn Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

34.Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (1998), Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nxb Lao

động, Hà Nội.

35.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Trường đại học Công đoàn (1999), Giáo trình lý

luận và nghiệp vụ công đoàn, Nxb Lao động, Hà Nội.

36.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1999), Các tổ chức công đoàn trên thế giới,

Nxb Lao động, Hà Nội.

37.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1999), Văn kiện Đại hội lần thứ IX, Nxb Lao

động, Hà Nội.

38.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Viện công nhân và công đoàn (1999), Xây

dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội.

39.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2000), Báo cáo tóm tắt kết quả khảo sát xã hội học

về vai trò của Công đoàn và thái độ của công nhân, viên chức và lao động với một số vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách hiện nay.

40.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Viện Công nhân và công đoàn (2001), Xu

hướng biến động của giai cấp công nhân Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Lao động, Hà Nội.

41.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Trường Đại học Công đoàn (2002), Giáo

trình Lý luận và nghiệp vụ công đoàn, Tập 1, 2, 3, Nxb Lao động, Hà Nội.

42.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2003), Nâng cao hiệu quả hoạt động công

đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nxb Lao động, Hà Nội.

43.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2003), Toàn cầu hoá và phong trào công đoàn

44. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Trường Đại học Công đoàn (2004), Một số vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong thời kỳ CNH, HĐH đất

nước, Nxb Lao động, Hà Nội.

45.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (7/2005), Thông tin hoạt động công đoàn, số

160.

46.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2005), Những tác động tới việc làm đời sống

của người lao động và các giải pháp hoạt động công đoàn khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Nxb Lao động, Hà Nội.

47.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2007), Tài liệu đào tạo cán bộ công đoàn Việt

Nam, Hà Nội.

48. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2007), Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối

với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Lao động, Hà Nội.

49.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội Công đoàn Việt Nam

lần thứ X, Nxb Lao động, Hà Nội.

50.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội lần thứ X, Nxb Lao

động, Hà Nội.

51.Trường Đại học Công đoàn (2002), Giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam trong

sự nghiệp CNH, HĐH , Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

52.Trương Đình Tuyển (1998), "Công đoàn giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện

nhiệm vụ chính trị, chuyện môn", Thương mại, (12).

53.Nguyễn Văn Tư (1998), "Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn", Lao

động và Công đoàn, (210).

54.Nguyễn Viết Vượng (2003), Công đoàn tham gia quản lý doanh nghiệp, Nxb Lao

động, Hà Nội.

55.Nguyễn Viết Vượng (2003), Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Lao động, Hà Nội.

56.Nguyễn Viết Vượng (2005), Lý luận Mác-Lênin về công đoàn và vận dụng vào hoạt động công đoàn Việt Nam trong kinh tế thị trường, Nxb Lao động, Hà Nội.

57.Nguyễn Viết Vượng (2007), Giáo trình lịch sử phong trào công nhân, công đoàn

thế giới và Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

58. Nguyễn Viết Vượng (2007), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào công tác

xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, Nxb Lao động, Hà Nội.

59. Nguyễn Viết Vượng (2008), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong sự

nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 102 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)