Về vị trí, vai trò của Công đoàn Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 25 - 29)

a. Vị trí của tổ chức Công đoàn.

Ngay từ khi mới thành lập, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã thực sự là một tổ chức quần chúng rộng lớn của giai cấp công nhân, nằm trong mặt trận dân tộc thống nhất, được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, cùng các tổ chức chính trị - xã hội khác trong

mặt trận dân tộc thống nhất thực hiện đường lối chiến lược sách lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết tâm giành độc lập tự do cho dân tộc, đưa đất nước tiến lên CNXH. Trong quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc cũng như sau khi tổ quốc được thống nhất, cả nước đi lên CNXH. Đảng ta càng xác định rõ hơn vị trí của Công đoàn trong hệ thống chính trị XHCN.

Vị trí đó đã được xác định rõ từ Đại hội III, IV, V, VI, VII, VIII, IX và được phát triển ở Đại hội X Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn Việt Nam nằm trong hệ thống chính trị của Nhà nước, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân lao động. Công đoàn Việt Nam là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là sợi dây nối liền Đảng với người lao động. Công đoàn Việt Nam là người cộng tác

đắc lực của nhà nước chuyên chính vô sản [18, Điều1].

Dưới chế độ XHCN, mối quan hệ giữa Công đoàn và Nhà nước XHCN là mối quan hệ phối hợp. Nhà nước cùng Công đoàn tạo điều kiện cho nhau hoạt động có hiệu quả. Công đoàn là cơ quan đại diện quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động để tham gia, đề xuất với Nhà nước về những vấn đề không chỉ Công đoàn mà cả Nhà nước cũng quan tâm. Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và pháp lý cho Công đoàn hoạt động. Công đoàn vận động công nhân lao động xây dựng và bảo vệ chính quyền Nhà nước.

Như vậy, với tư cách là hình thức tổ chức của giai cấp công nhân, Công đoàn Việt Nam trở thành thành viên của hệ thống chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Công đoàn là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng. Mối liên hệ chặt chẽ giữa Đảng với Công đoàn - trong đó Đảng giữ vai trò lãnh đạo, còn Công đoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng giữ nguyên tính chất độc lập về mặt tổ chức, là quy luật chung trong mối quan hệ qua lại giữa hai tổ chức đó trong điều kiện CNXH.

Với tư cách là một thành viên trong hệ thống chính trị, Công đoàn Việt Nam phải có nhiệm vụ vận động, tổ chức, tập hợp, giáo dục và xây dựng giai cấp công nhân, những người lao động thành lực lượng cách mạng thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Hoạt động của Công đoàn Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã góp phần không nhỏ đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng nước ta.

Khi giai cấp công nhân chưa giành được chính quyền, Công đoàn đã là trường học đấu tranh giai cấp. Công đoàn tập hợp, tổ chức công nhân đấu tranh chống lại bọn thực dân, phong kiến. Nhờ có tổ chức Công đoàn mà cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX được phát triển trên một quy mô rộng hơn, thể hiện được sức mạnh của đoàn kết và thể hiện rõ hơn tính chất của một cuộc đấu tranh giai cấp.

Từ khi giai cấp công nhân đã giành được chính quyền, trở thành lực lượng lãnh đạo xã hội thì vai trò của Công đoàn là trường học quản lý, trường học kinh tế, trường học CNCS.

Là trường học quản lý, Công đoàn giúp cho công nhân biết tham gia quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp và quản lý xã hội.

Là trường học kinh tế, Công đoàn vận động công nhân tham gia tích cực vào việc hoàn thiện các chính sách kinh tế, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn hiện nay Công đoàn vận động công nhân tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN nhằm khắc phục tình trạng nước nghèo, chậm phát triển.

Là trường học CNCS, Công đoàn giáo dục công nhân thái độ lao động mới. Đây là bước phát triển mới về vai trò của Công đoàn. Cùng với giáo dục thái độ lao động mới, Công đoàn giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hoá, lối sống nhằm hình thành thế giới quan và nhân sinh quan khoa học cho công nhân.

Vai trò của Công đoàn Việt Nam là trường học, song nó không giống như bất kỳ loại trường học nào, nó là trường học đặc biệt, trường học không có thầy, không có trò, trường học mà ở đó quần chúng tự giáo dục, tự rèn luyện, giáo dục, rèn luyện lẫn nhau thông qua các hoạt động thực tiễn của Công đoàn.

Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN thì vai trò của Công đoàn ngày càng tăng.

Đại hội VI Công đoàn Việt Nam tháng 10 năm 1988 đánh dấu bước đổi mới quan trọng về tư duy công đoàn và về hoạt động công đoàn, đặt nền móng cho việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn về sau, làm cho hoạt động công đoàn sát hơn với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội và đáp ứng tốt hơn nguyện vọng và đòi hỏi của công nhân, lao động đối với công đoàn, từng bước khắc phục tình trạng hình thức chủ nghĩa xơ cứng trong tổ chức và hoạt động công đoàn.

Giao thời giữa hai thế kỷ XX - XXI, phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn Việt Nam được đặt trước những thách thức nghiêm trọng do trực tiếp chịu tác động của khủng hoảng kinh tế - xã hội trong nước và sự tan rã của Liên Xô và hệ thống XHCN

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội VIII tháng 11 năm 1998, trên cơ sở tự nhìn lại mình “Các cấp công đoàn đã cố gắng phát huy vai trò và chức năng của mình để bảo vệ quyền dân chủ và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, song hiệu quả chưa cao, đề ra khẩu hiệu hành động “Vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và công đoàn vững mạnh”.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX tháng 10 năm 2003 được coi là Đại hội tiến vào thế kỷ XXI, đã đề ra mục tiêu hành động là xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; đề ra chương trình phát triển một triệu đoàn viên công đoàn mới.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X tháng 10 năm 2008 là đại hội hoà nhập sâu vào nền kinh tế thị trường thế giới. Để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, dưới khẩu hiệu “Đổi mới, sáng tạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; vì sự ổn định bền vững của đất nước”. Mục tiêu, phương hướng hoạt động công đoàn 5 năm 2008 - 2013 mà Đại hội đề ra là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức

hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu; lấy đoàn viên, công nhân viên chức, lao động làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)