Trong những năm đổi mới Đảng ta đã có bước phát triển mới trong tư duy lý luận nói chung, tư duy lý luận về Công đoàn Việt Nam nói riêng. Những đổi mới tư duy của Đảng về Công đoàn là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn Việt Nam. Bởi chỉ có dựa trên cơ sở nhận thức đúng đắn, đầy đủ bản chất, vị trí của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị - xã hội và vai trò của tổ chức Công đoàn đối với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội được thể hiện trên các mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội … thì mới thực sự đặt Công đoàn vào đúng vị trí của nó. Hiểu và nhận thức được chức năng của Công đoàn Việt Nam tồn tại khách quan, xuất phát từ bản chất, vai trò, vị trí của Công đoàn trong hệ thống chính trị - xã hội thì Đảng mới quan tâm lãnh đạo, tạo các điều kiện cho Công đoàn hoạt động. Mặt khác, chỉ trên cơ sở có các điều kiện thuận lợi về vật chất, về pháp lý, thì Công đoàn Việt Nam mới phát huy được mạnh mẽ vai trò là “cầu nối”, là “dây chuyền” nối liền giữa Đảng với quần chúng công nhân lao động, là trung tâm tập hợp, đoàn kết giáo dục công nhân viên chức lao động, là người cộng tác đắc lực của Nhà nước, góp phần tăng cường củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, nhằm phát huy mạnh mẽ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Sự đổi mới tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về Công đoàn không tách rời sự đổi mới tư duy nói chung của Đảng ta và được thể hiện ngay từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, đã khẳng định: “Đổi mới tư duy trong mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng và Nhà nước là việc cấp bách đồng thời là việc thường xuyên lâu dài” [6,
Đảng cần có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao giác ngộ XHCN và trình độ hiểu biết về mọi mặt để xứng đáng với vị trí giai cấp tiên phong của cách mạng, đồng thời chăm lo đời sống vật chất và văn hoá, tạo ra những điều kiện cần thiết để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình … Đảng cần tổng kết kinh nghiệm và ra nghị quyết về xây dựng giai cấp công
nhân, Nhà nước cần bổ sung Luật Công đoàn [6, tr.115].
Với quan điểm nhất quán trong đổi mới tư duy về vai trò, vị trí giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn, về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với xây dựng phát huy vai trò giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, trong giai đoạn mới Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng đã khẳng định cần “xoá bỏ nhận thức sai lầm, coi công tác quần chúng chỉ là biện pháp tổ chức, động viên nhân dân thực hiện các
chủ trương, chính sách” [6, tr.111,112]. Đồng thời Đảng cộng sản Việt Nam cũng đặt ra
những yêu cầu đối với các cấp uỷ Đảng, các tổ chức quần chúng nói chung, với tổ chức Công đoàn nói riêng:
Cấp uỷ phải tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của các đoàn thể, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Các đoàn thể phải nhanh chóng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của mình cho phù hợp với những cuộc cải cách về kinh tế - xã hội. Hoạt động công đoàn thì phải chuyển mạnh về cơ sở, thu hút đông đảo quần chúng vào các phong trào cách mạng [6,
tr.115-116].
“Các cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo tổ chức đại hội công nhân, viên chức trong các cơ quan xí nghiệp tạo điều kiện cho các tập thể lao động thực hiện tốt vai trò của người làm chủ tập thể ở cơ sở” [6, tr.111-112; 115-116].
Tư duy nói chung, tư duy về Công đoàn nói riêng của Đảng ta đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện và được nâng lên ở tầm cao hơn trong hoàn cảnh, điều kiện mới, thể hiện rõ nét nhất là Đảng luôn quan tâm tới công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Đặc biệt qua các đại hội, hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, tư duy lý luận của Đảng ta luôn được tổng kết, đánh giá, bổ sung và từng bước hoàn thiện. Tại Đại hội đại biểu lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta khẳng định vấn đề mấu chốt là
phải xác định rõ chức năng và giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, đồng thời Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nêu ra yêu cầu cần phải không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác quần chúng và các đoàn thể nhân dân.
Trong Nghị quyết Hội nghị TW 7 khoá VII Đảng ta đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế của mình trong lãnh đạo xây dựng, phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam: “Công đoàn chưa phát huy tốt vai trò của một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, phương thức hoạt động còn lúng túng” Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới, Đảng ta khẳng định: “Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Công đoàn và của các đoàn thể chính trị - xã hội, đồng thời là trách nhiệm của mỗi người, mỗi tập thể công nhân cần có cơ chế đảm bảo quyền công nhân và quyền Công đoàn trong từng loại hình doanh nghiệp”.
Tiếp tục phát triển, hoàn thiện tư duy lý luận của Đảng nói chung, tư duy lý luận của Đảng ta về các tổ chức quần chúng, về Công đoàn nói riêng, tại Đại hội đại biểu lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể chính trị - xã hội, đặc biệt là vị trí, vai trò, trách nhiệm của Công đoàn trong tình hình mới: “Mặt trận và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi phối hợp thống nhất hành động của các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia với Đảng và Nhà nước thực hiện dân chủ, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân” [7, tr.127-128].
“Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam … cần tập hợp rộng rãi hội viên, đoàn viên dưới nhiều hình thức tổ chức đa dạng, thực hiện tốt chức năng giáo dục quần chúng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cụ thể, chăm lo thiết thực lợi ích của hội viên, đoàn viên, đại diện
cho tầng lớp mình tham gia công việc của Nhà nước” [7, tr.47].Có thể thấy rõ trong điều
kiện hiện nay, Đảng ta đã nhận thức rõ và chính xác vai trò, vị trí hết sức quan trọng của các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là của tổ chức Công đoàn trong việc vận động, tổ chức quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của quần chúng. Bước
vào thế kỷ XXI, trước tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, tình hình trong nước có nhiều biến đổi nhanh chóng, khoa học - công nghệ có tốc độ phát triển nhanh chưa từng thấy, xu thế toàn cầu hoá kinh tế diễn ra như một tất yếu khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng gay gắt. Trong khi đó nước ta vẫn là nước chậm phát triển so với thế giới và khu vực, vấn đề cấp bách đặt ra là phải đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì tư duy lý luận của Đảng về Công đoàn cũng ngày càng được bổ sung, hoàn thiện và phát triển. Tại Đại hội đại biểu lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định:
Các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phát huy quyền và trách nhiệm làm chủ của nhân dân, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, thực hiện giám sát của nhân dân đối với công tác, đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và cơ quan Nhà nước giải quyết những
mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân [8, tr.47].
Cụ thể hoá nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nghị quyết nhấn mạnh phải “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân”. Có thể thấy rằng chính những đổi mới tư duy của Đảng ta về vai trò, vị trí của các tổ chức chính trị - xã hội nói chung, của tổ chức Công đoàn Việt Nam nói riêng được bổ sung, hoàn thiện trong suốt quá trình đề ra đường lối đổi mới và lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta, đã là cơ sở, nền tảng cho bước đột phá về đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với các tổ chức chính trị - xã hội nói chung, đối với Công đoàn Việt Nam nói riêng và là cơ sở, động lực cho các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt cho Công đoàn Việt Nam chủ động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động, nhằm phát huy tốt vai trò trường học kinh tế, trường học quản lý, trường học CNXH và vai trò là cầu nối giữa Đảng với quần chúng công nhân, viên chức, lao động của Công đoàn.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng ta cũng đã xác định:
Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công nhân và những người lao động, chú trọng công nhân làm việc ở các khu công nghiệp và đô thị lớn. Chăm lo đào tạo cán bộ và kết nạp đảng viên từ những công nhân ưu tú [9, tr.118].
Đặc biệt ngày nay chúng ta đang thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, các thành phần kinh tế bình đẳng hoạt động trước pháp luật, công nhân lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Nếu tổ chức Công đoàn không lớn mạnh, thì Đảng rất khó có điều kiện tập hợp và nắm được người lao động khu vực ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nơi có lực lượng công nhân, lao động ngày càng đông đảo và đang tạo ra khối lượng sản phẩm chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng sản phẩm xã hội.
Ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng có Chỉ thị 30CT/TƯ về việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ngày 12/2/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định 07 về thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp Nhà nước và ngày 8/9/1998 ban hành Nghị định 71 quy định về thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Các Chỉ thị của Đảng, Nghị định của Chính phủ đã quy định rất rõ quyền và trách nhiệm của Công đoàn trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ và trong kiểm tra, giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; quy định những vấn đề công nhân, viên chức, lao động được biết, được bàn và được quyết định. Như vậy, trong những năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng đổi mới tư duy, từng bước nhận thức rõ về vai trò, vị trí, chức năng của Công đoàn. Những tư duy mới của Đảng ta về Công đoàn cùng với quá trình đổi mới đất nước, đã từng bước được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, đặc biệt được thể hiện ở sự quan tâm lãnh đạo, cụ thể hoá, thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng về Công đoàn trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thành pháp luật, chính sách, tạo cho Công đoàn Việt
Nam có cơ sở pháp lý và điều kiện hoạt động. Vì vậy hoạt động Công đoàn Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển mới trong tập hợp công nhân, viên chức, lao động trong các thành phần kinh tế vào Công đoàn, trong tuyên truyền giáo dục, xây dựng đội ngũ công nhân viên chức lao động không ngừng lớn mạnh và trong chăm lo bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động; góp phần tạo cho quan hệ lao động phát triển, tiến bộ đã tạo động lực mạnh mẽ trong phát triển kinh tế xã hội. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ đến nay Công đoàn đã phát triển được gần 80 ngàn công đoàn cơ sở, trong đó khu vực Nhà nước khoảng trên 62 ngàn, khu vực ngoài quốc doanh khoảng gần 15 ngàn, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,3 ngàn. Tập hợp được đông đảo người lao động gia nhập Công đoàn với số lượng khoảng 6 triệu đoàn viên; trong đó ở khu vực hành chính sự nghiệp, các cơ quan Đảng, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội khoảng gần 2 triệu đoàn viên, trong các doanh nghiệp nhà nước khoảng 1,8 triệu đoàn viên, khu vực ngoài quốc doanh khoảng trên một triệu đoàn viên, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tập hợp được khoảng trên 300.000 đoàn viên.