Công đoàn chăm lo lợi ích của người lao động là góp phần phát triển giá trị dân chủ trong sự nghiệp đổi mớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 83 - 87)

trị dân chủ trong sự nghiệp đổi mới

Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, doanh nghiệp trở thành thực thể pháp nhân, trở thành người sản xuất hàng hoá và người kinh doanh độc lập tự chủ, tự chịu lỗ lãi, lợi nhuận trở thành mục đích quan trọng trước hết của doanh nghiệp. Thị trường là lực đẩy bên ngoài doanh nghiệp, còn tính tích cực của người kinh doanh, người lao động là nguồn sức sống nội tại doanh nghiệp, hai thứ bổ sung lẫn nhau, không thể thiếu một trong hai thứ đó. Thoát ly khỏi tính tích cực, sức sáng tạo của người lao động, rời khỏi quan hệ hợp tác hài hoà giữa người lao động và người kinh doanh, chế độ doanh nghiệp hiện đại sẽ trở thành sông không có nguồn, cây không có gốc. Do đó, ở doanh nghiệp hiện đại, đồng thời với việc xây dựng chế độ quản lý nghiêm khắc, khoa học cũng

cần phải xây dựng bên trong doanh nghiệp quan hệ lao động hài hoà ổn định, khiến cho doanh nghiệp thực sự trở thành khối lợi ích chung của người sở hữu, người kinh doanh, người lao động. Phải thực hiện bằng được điểm này, người lao động tham gia quản lý tức là người lao động dân chủ tham gia quản lý. Có thể nói, coi trọng địa vị và tác dụng của người lao động là dấu hiệu quan trọng của quản lý doanh nghiệp hiện đại.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, người lao động doanh nghiệp có lợi ích tự chủ và ý thức tự chủ, đó là nguồn động lực thúc đẩy người lao động tham gia quản lý. Nội bộ xí nghiệp chia thành hai chủ thể lợi ích rõ ràng, tức là chủ thể pháp nhân xí nghiệp (người sở hữu tư bản, người quản lý kinh doanh chủ yếu là đại diện) và chủ thể người lao động, sự xác lập chủ thể người lao động tức là xác lập quan hệ lao động, lấy lợi ích kinh tế làm đòn bẩy. Lợi ích hợp pháp của người lao động như tiền lương, phúc lợi, bảo hiểm, đều thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp (không giống trước kia phải qua Nhà nước mới thực hiện được). Như vậy, bị nguyên tắc lợi ích kinh tế chi phối, người lao động không chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế của mình mà họ còn quan tâm đến kế hoạch doanh nghiệp, kinh doanh doanh nghiệp có liên quan đến thu lợi nhuận, quan tâm đến việc tham gia quản lý của mình nữa. Chỉ cần người lao động thu được lợi ích kinh tế ở đơn vị sử dụng lao động, thì sẽ luôn luôn nảy sinh nguyện vọng và hành vi tham gia quản lý.

Ngoài ra việc xây dựng kinh tế thị trường XHCN, phải lấy một số nguyên tắc cơ bản để vận hành, như: nguyên tắc bình đẳng, tự do, công bằng sẽ đi sâu vào lòng người. Khi quảng đại quần chúng được hưởng quyền tự do bình đẳng nhất định, họ sẽ không cam chịu kiểu quản lý đơn thuần từ trên xuống dưới, mà đòi hỏi phải là một chủ thể, có thể biểu đạt ý chí độc lập của mình và nảy sinh ảnh hưởng đối với người khác, nảy sinh yêu cầu tham gia ý kiến, tham gia quản lý hay những gì có liên quan đến lợi ích của mình.

Cùng với sự phát triển không ngừng của cuộc cải cách doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp cổ phần, ngày càng nhiều người lao động doanh nghiệp sẽ có quyền sở hữu tài sản (vốn) ở doanh nghiệp mình hoặc xí nghiệp khác. Nếu nói rằng, vai trò làm chủ tài sản doanh nghiệp quốc doanh của người lao động mờ nhạt vì phần chiếm hữu quá nhỏ bé, thì khi người lao động có quyền tài sản doanh nghiệp của mình, địa vị làm chủ của họ sẽ càng sáng sủa. Cùng với việc phổ cập cho người lao động nắm cổ phần, người lao động

sẽ càng quan tâm đến sản xuất kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó khiến cho việc người lao động phát huy quyền dân chủ tham gia quản lý càng có cơ sở thực tế phong phú.

Công đoàn là tổ chức của quần chúng công nhân viên chức, tranh thủ và giữ gìn lợi ích hợp pháp của người lao động là mục tiêu trước sau như một của công đoàn. Mục tiêu này thống nhất với mục tiêu người lao động phát huy quyền dân chủ tham gia quản lý. Ngoài ra trong doanh nghiệp, tổ chức công đoàn có đủ tư cách pháp nhân, thuộc về pháp nhân tập thể. Về pháp luật bình đẳng với địa vị pháp nhân doanh nghiệp. Đặc tính này của tổ chức Công đoàn đã quyết định nó có tư cách đại diện cho tổ chức quần chúng người lao động tham gia quản lý.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, vai trò của Công đoàn đại diện và bảo vệ lợi ích người lao động càng ngày càng quan trọng. Đương nhiên, tổ chức Công đoàn ở các cấp khác nhau thì biện pháp đại diện và bảo vệ lợi ích người lao động không hoàn toàn giống nhau. Tổ chức Công đoàn toàn quốc, ở các tỉnh, thành phố, phương thức và biện pháp chủ yếu là tham gia lập pháp Nhà nước hoặc địa phương. Khi các cấp chính quyền đặt ra phương án cải cách quan trọng có liên quan tới lợi ích thiết thân của người lao động, như tiền lương, bảo hiểm xã hội, thì tổ chức Công đoàn ở đó phản ánh ý kiến và yêu cầu của đông đảo quần chúng lao động, khiến cho việc cải cách suy xét đầy đủ tới sức chịu đựng của người lao động, bảo đảm nhu cầu cơ bản đời sống của họ, được sự giúp đỡ của đại đa số người lao động. Đó chính là công tác bảo vệ từ “đầu nguồn”. Làm tốt công tác này, sẽ có lợi cho toàn thể người lao động. Tổ chức Công đoàn cơ sở do trực tiếp đối diện với đoàn viên, với quần chúng người lao động, công tác của Công đoàn trực tiếp liên quan tới lợi ích thiết thân của người lao động, nên phương thức công tác, biện pháp và nội dung hoạt động của công đoàn ở đó cần phải có tính trực tiếp và thực tế. Thực tiễn đã chứng minh, làm tốt công tác người lao động dân chủ tham gia quản lý là bảo vệ lợi ích lớn nhất của người lao động, cũng là làm tốt công tác công để mặt trận, các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị”. Mục đích của thực hiện dân chủ trong cơ sở là:

Tạo điều kiện để người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyền quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động.

Nâng cao trách nhiệm của người quản lý công ty đối với người lao động, tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của công ty hoạt động theo quy định của pháp luật về việc thực hiện dân chủ cho người lao động.

Thiết lập mối quan hệ trong lao động hài hoà, ổn định, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Xuất phát từ tầm quan trọng của quyền làm chủ của quần chúng lao động tại đơn vị cơ sở, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để mặt trận, các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị”.

Mục đích của thực hiện dân chủ trong cơ sở là:

Tạo điều kiện để người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.

Nâng cao trách nhiệm của người quản lý công ty đối với người lao động, tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của công ty hoạt động theo quy định của pháp luật việc thực hiện dân chủ cho người lao động.

Thiêt lập mối quan hệ trong lao động hài hoà, ổn định, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Muốn cho người lao động phát huy đầy đủ quyền dân chủ tham gia quản lý, đồng thời với việc giữ vững và hoàn thiện chế độ Đại hội công nhân viên chức lao động, doanh nghiệp cần phải tích cực tìm tòi và sáng tạo một số hình thức dân chủ quản lý mới bổ sung cho chế độ Đại hội công nhân viên chức lao động. Hiện nay, các doanh nghiệp dùng một số hình thức khác như:

Một là, thống nhất và nâng cao chất lượng kiến nghị đối với chính quyền và Nhà nước.

Hai là, dân chủ đối thoại. Dân chủ đối thoại tức là người lao động doanh nghiệp trao đổi bàn bạc trực tiếp với người lãnh đạo chính quyền doanh nghiệp về những vấn đề

mình quan tâm, người lãnh đạo chính quyền trả lời tại chỗ những vấn đề người lao động đưa ra. Nó không giống chế độ thương lượng tập thể, cũng không giống chế độ thương lượng định kỳ giữa Công đoàn và chính quyền, nó là hình thức hội nghị toạ đàm với số người không cố định, bản thân nó có đặc điểm bình đẳng, trực tiếp và linh hoạt. Dân chủ và đối thoại nói chung do Công đoàn phụ trách tổ chức.

Ba là, người lao động nắm cổ phần. Hình thức người lao động nắm cổ phần thích hợp với các doanh nghiệp cổ phần hoá. Trong những doanh nghiệp này, người lao động mua cổ phiếu của công ty lại tăng thêm một tầng quan hệ quyền tài sản. Họ là cổ đông có quyền tham gia đại hội cổ đông, tham gia quản lý quyền tài sản. Do đó, cần phải tổ chức người lao động có cổ phần doanh nghiệp lại, xây dựng hội công nhân viên chức lao động nắm cổ phần do Công đoàn chủ trì. Công tác chủ yếu của hội công nhân viên chức lao động nắm cổ phần là: theo quy định pháp luật của nhà nước và Điều lệ công ty, cử đại biểu tham gia hội nghị cổ đông, tập trung ý kiến và yêu cầu của người lao động nắm cổ phần lại biểu đạt đầy đủ trong hội nghị cổ đông. Tổ chức hội công nhân viên chức lao động nắm cổ phần, có lợi cho việc bảo vệ lợi ích chung của người lao động vào sự phát triển chung của doanh nghiệp, có lợi cho việc phát huy đầy đủ vai trò của Công đoàn, bảo vệ lợi ích của người lao động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)