Công đoàn Na Uy có tên gọi là Tổng Liên đoàn Na Uy (viết tắt là LO). LO là trung tâm Công đoàn lớn nhất Na Uy với 850.000 đoàn viên, tập hợp 28 Công đoàn ngành nghề, ngoài LO còn có 3 trung tâm Công đoàn khác là Liên đoàn hiệp hội chức nghiệp Na Uy, Liên hiệp Công đoàn hướng nghiệp, Liên đoàn công nhân ngành dầu khí.
Những vấn đề cơ bản mà LO quan tâm là cố gắng hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường; không ủng hộ việc tư nhân hoá các cơ sở thuộc ngành dịch vụ công cộng, vì sẽ ảnh hưởng đến đời sống người lao động (hiện nay vẫn do Nhà nước bảo đảm); nâng cao vai trò, ảnh hưởng và sức mạnh của Công đoàn trong điều kiện mới, thách thức mới.
Để bảo vệ lợi ích cho người lao động, điều quan trọng nhất là các xí nghiệp phải thành lập được Công đoàn. Việc thành lập Công đoàn vừa là nhu cầu của người lao động, vừa là điều kiện cần thiết để người lao động thực hiện các quyền tập thể khác như: quyền thương lượng, quyền đình công. Hiện nay cũng còn những xí nghiệp do chủ xí nghiệp trả
lương, số lượng cán bộ Công đoàn chuyên trách nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng lao động của xí nghiệp, yêu cầu công việc và phải có sự thoả thuận với chủ xí nghiệp.
- Với xí nghiệp có từ 26 đến 50 công nhân: Cử 3 đại diện. - Với xí nghiệp có từ 51 đến 150 công nhân: Cử 4 đại diện. - Với xí nghiệp có từ 151 đến 300 công nhân: Cử 6 đại diện. - Với xí nghiệp có từ 750 công nhân trở lên: Cử 12 đại diện.
Quyền lợi của người lao động như tiền lương, an toàn vệ sinh lao động, đào tạo huấn luyện, tuyển dụng, thu nộp Công đoàn phí… được quy định trong TƯLĐTT. Vì vậy, vai trò của Công đoàn, sức mạnh của Công đoàn được thể hiện rõ nhất trong quá trình đàm phán, thương lượng và thoả thuận với giới chủ. Trường hợp đàm phán bị bế tắc, Công đoàn sẽ sử dụng quyền đình công theo quy định của pháp luật.
Mặc dù có TƯLĐTT, có cam kết giữa hai bên, song tranh chấp lao động và đình công vẫn xảy ra. ở Na Uy, Công đoàn là chủ thể duy nhất có quyền tổ chức đình công vì đình công luôn gắn với thương lượng, song phải tổ chức theo đúng quy định, nếu tổ chức đình công trái quy định của pháp luật thì có thể bị truy tố hoặc bồi thường thiệt hại cho phía chủ xí nghiệp.
Do các cuộc đình công để lại nhiều hậu quả nên công đoàn rất thận trọng khi sử dụng vũ khí này. Có những cuộc đình công thắng lợi nhưng Công đoàn phải chi hết quỹ đình công. Vì vậy, mục tiêu hoạt động của Công đoàn trong xí nghiệp là phải giữ được sự cân bằng của quan hệ lao động, xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, văn minh, trong đó, Công đoàn, giới chủ, Chính phủ là những cộng sự xã hội biết tôn trọng nhau trên cơ sở pháp luật.