Sự phát triển của các DNNQD đã giải quyết được một trong những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội hiện nay. Đó là vấn đề việc làm, tạo ra những điều kiện để huy động các tiềm năng của đất nước cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Song các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngay từ đầu cũng bộc lộ những hạn chế của nó. Phần lớn DNNQD là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này vốn ít, trình độ công nghệ yếu, năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp thấp. Nhiều chủ doanh nghiệp chưa hiểu rõ luật pháp trong kinh doanh, vướng vào nhiều sai phạm trong quản lý, đẩy doanh nghiệp vào tình trạng bế tắc, phá sản lại làm gay gắt và phức tạp thêm những vấn đề về việc làm và đời sống, lợi ích của những người lao động bị vi phạm nghiêm trọng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trình độ công nghệ cũng còn ở mức trung bình, thậm chí đã lạc hậu, mới được tân trang lại để đưa vào Việt Nam, không phù hợp với thể hình và sức khoẻ người Việt Nam. Điều đó xuất hiện một số bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp.
Công nhân lao động, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài, do những khó khăn về điều kiện, giờ giấc làm việc và môi trường sinh sống nên ít được sinh hoạt chính trị, xã hội, ít được thông tin, tuyên truyền, do đó ý thức giác ngộ giai cấp, nhận thức chính trị, nhận thức về Đảng, về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, hiểu biết về pháp luật, chính sách còn rất hạn chế; một số ít người lao động còn bàng quan với chính trị, có lối sống thực dụng; kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp còn yếu.
Tiền lương là nguồn thu nhập chính, còn thấp so với nhu cầu tối thiểu, chưa đáp ứng được mức sống và sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng của người lao động.
Qua tiến hành điều tra với 285 công nhân lao động trong 23 doanh nghiệp ngoài quốc doanh về mức thu nhập hiện nay thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1: Thu nhập hàng tháng của người lao động Đơn vị tính: đồng STT Mức thu nhập Số người % 1 Dưới 500.000đ 16 5,62 2 Từ 500.000 - 750.000đ 152 53,39 3 Từ 750.000 - 1.000.000đ 98 34,39 4 Từ 1.000.000 - 1.500.000đ 11 3,86 5 Trên 1.500.000đ 8 2.80
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra.
Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy phần lớn công nhân lao động làm việc trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay có mức thu nhập từ 500.000- 750.000 đồng/tháng chiếm 53,33%, mức thu nhập từ 1.000.000 đồng/tháng trở lên chiếm 6,66% những người có mức thu nhập này phần lớn là những người làm quản lý hoặc làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Mức lương nhìn chung vẫn còn thấp, chưa tương xứng với kết quả lao động và chưa khuyến khích được công nhân, lao động hăng say làm việc. Trong nhiều doanh nghiệp, nhất là trong các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã, cơ sở sản xuất cá thể, tình trạng công nghệ, thiết bị lạc hậu, lao động thủ công, nặng nhọc và độc hại vẫn chiếm tỷ lệ cao; phương tiện bảo vệ cá nhân còn thiếu và kém chất lượng; công nhân lao động vẫn phải làm việc trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động.
Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn nghiêm trọng. Hàng năm, theo báo cáo chưa đầy đủ, có khoảng 4000 người bị tai nạn lao động, trong đó số bị chết khoảng 400 người. Trên thực tế con số này còn lớn hơn rất nhiều và có xu hướng tăng lên nhưng chúng ta chưa thống kê được hết, nhất là ở các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, ở khu vực sản xuất ngoài quốc doanh. Việc chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức; sức khoẻ của một số bộ phận công nhân bị giảm sút. Các vi phạm về an toàn và vệ sinh lao động không được xử lý nghiêm minh, kịp thời.
biến, nhất là vi phạm những quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trả lương chậm không được đền bù, vi phạm những quy định về giao kết hợp đồng lao động và việc ký TƯLĐTT, không thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách về BHXH, BHYT, BHLĐ... Tình trạng một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trốn tránh, chiếm dụng, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn phổ biến và khá nghiêm trọng, nhưng Nhà nước chưa có biện pháp chấn chỉnh; chế tài xử lý và việc thực thi pháp luật chưa đủ mạnh, nên những quyền lợi thiết thân của người lao động còn bị xâm phạm. Việc tổ chức cho người lao động nghỉ ngơi, dưỡng sức nói chung chưa được quan tâm đúng mức.
Qua khảo sát ở các doanh nghiệp nói trên chúng tôi thấy BHXH, BHYT là vấn đề người lao động hết sức quan tâm. Ai cũng mong muốn được chăm lo sức khoẻ để làm việc và có tiền lương, khi hết tuổi lao động được hưởng các chính sách BHXH. Nhưng trong số 285 người được khảo sát chỉ có 150 người được tham gia BHXH, BHYT. Điều này được thể hiện cụ thể hơn ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Chế độ BHXH, BHYT của người lao động
Chế độ BHXH, BHYT Công ty TNHH Công ty Cổ phần Hợp tác xã Tổng số Có Số người 36 79 35 150 % 31,30 64,75 72,92 52,63 Không Số người 79 43 13 135 % 68,70 35,24 27,08 47,37 Tổng (%) 100 100 100 100
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra.
Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy là việc tham gia chế độ BHXH, BHYT của người lao động trong các DNNQD còn hạn chế mới đạt 52,63%. Như vậy là còn 47,37% người lao động chưa được tham gia đóng BHXH, BHYT. Nếu chia theo loại hình doanh nghiệp thì con số này có sự khác nhau. Trong loại hình Công ty Cổ phần có 79/122 người (chiếm 64,75%) trong mẫu điều tra được tham gia đóng BHXH, BHYT; Loại hình hợp tác xã có 35/48 người (chiếm 72,92%) được tham gia đóng BHXH, BHYT; Loại hình
doanh nghiệp có số người được tham gia đóng BHXH, BHYT thấp nhất là ở công ty trách nhiệm hữu hạn với 36/115 người (chiếm 31,30%).
Hiện nay, việc thực hiện giao kết hợp đồng lao động ở khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 90%; doanh nghiệp tư nhân đạt trên 60%. Đa số là hợp đồng lao động ngắn hạn và xác định thời hạn từ 1-3 năm (chiếm trên 80%). Điều đáng quan tâm là, nhiều doanh nghiệp tư nhân mặc dù có công việc thường xuyên, nhưng người sử dụng lao động chỉ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng để trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, gây thiệt thòi lớn cho người lao động. Tỉ lệ doanh nghiệp ký TƯL ĐTT có tăng nhưng còn thấp: Doanh nghiệp nhà nước đạt trên 80%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 30%, doanh nghiệp tư nhân đạt trên 15%. Quyền lợi của một bộ phận người lao động bị xâm phạm dưới nhiều hình thức; cường độ lao động cao, trong khi tiền lương được hưởng thấp; tình trạng tự đưa ra định mức lao động cao hơn thực tế, bắt người lao động phải tăng ca, làm thêm giờ cao hơn mức quy định của Bộ luật Lao động diễn ra khá phổ biến, nhất là ở các ngành May mặc, Da giày, Chế biến thuỷ hải sản, trong các doanh nghiệp tư nhân, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp sử dụng lao động thời vụ, lao động hợp đồng ngắn hạn. Nhiều công nhân, lao động do phải làm thêm giờ quá nhiều đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và hạnh phúc gia đình.
Tranh chấp lao động tập thể và đình công diễn ra phức tạp và có xu hướng tăng lên. Các vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công đều xuất phát từ các yêu cầu bức xúc, chính đáng của người lao động không được giải quyết, có mục đích kinh tế và thuộc phạm vi quan hệ lao động. Các cuộc đình công đều chưa theo đúng quy định của pháp luật như xảy ra tự phát, không có các bước hoà giải trước, không do Công đoàn cơ sở quyết định sau khi đã lấy ý kiến của tập thể lao động. Điều này cũng có lý do là trên 70% các cuộc đình công xảy ra ở những nơi chưa có Công đoàn cơ sở; còn những nơi tuy đã có tổ chức Công đoàn, song Công đoàn cơ sở còn thiếu sâu sát, không nắm trước được tình hình. Tuy vậy, khi xảy ra đình công, Công đoàn đã rất chủ động và tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương giải quyết.
người quản lý không chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật lao động, vi phạm quyền, lợi ích của người lao động, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người. Nhiều nơi công tác quản lý nhà nước về lao động bị buông lỏng, chính quyền và các cơ quan chức năng thiếu sự phối hợp với Công đoàn trong việc tuyên truyền thực hiện pháp luật và giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ lao động; công tác thanh tra, kiểm tra thi hành pháp luật lao động chưa thường xuyên; chế tài và biện pháp xử lý chưa nghiêm minh, quy định của pháp luật còn thiếu chặt chẽ và chưa đồng bộ. Cũng có một số ít trường hợp do một bộ phận công nhân, lao động nóng vội, chưa thực hiện tốt các bước thương lượng, hoà giải mà đã có phản ứng đình công, lãn công. Một số nơi tuy có tổ chức Công đoàn, nhưng hoạt động kém hiệu quả, chưa sát công nhân, không nắm được những tâm tư, bức xúc của người lao động. Cá biệt có cán bộ Công đoàn cơ sở còn bảo vệ những hành vi sai trái của người sử dụng lao động.
Nguyện vọng thiết tha của công nhân, lao động nói chung và ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng là Nhà nước có chính sách thực sự đảm bảo cho người lao động được học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề; các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng như về tiền lương, nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ... được bảo đảm; đời sống văn hoá tinh thần được nâng cao, tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy, là người đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.