Hoạt động của Tổng công hội Trung Quốc trong việc bảo vệ lợi ích người lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 42 - 43)

lao động

Trung Quốc thực hiện nền kinh tế thị trường XHCN với “hình thức chế độ công hữu hiện hành, đa dạng hoá về chế độ phi công hữu đang phát triển nhanh chóng” [51, tr.25] đã làm cho quan hệ kinh tế và quan hệ lao động có nhiều thay đổi. Do đó Tổng công hội Trung Quốc đã xác định, để thực hiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công nhân phải phối hợp với cơ quan hành chính của Chính phủ để điều chỉnh quan hệ lao động.

Trong quá trình thực hiện nền kinh tế thị trường, Trung Quốc coi trọng việc giải quyết thoả đáng quan hệ tài sản, quan hệ lao động. Song, do Trung Quốc là nước có số dân rất lớn, nên trong quan hệ lao động, người lao động luôn ở vào thế yếu. Tình trạng tranh chấp lao động xảy ra ngày càng nhiều trong các doanh nghiệp; các doanh nghiệp cổ phần thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc doanh nghiệp sở hữu Nhà nước thông thường đều thành lập ra các uỷ ban hoà giải tranh chấp lao động. Tổ chức Công đoàn có trách nhiệm tư vấn pháp luật cho đương sự là người lao động.

Để khắc phục tình trạng người lao động luôn ở thế yếu và xây dựng được mối quan hệ hài hoà trong doanh nghiệp, Tổng công hội Trung Quốc đã chỉ đạo việc thực hiện chế độ hợp đồng tổng thể và chế độ Đại hội đại biểu công nhân. Đây là hai vấn đề chủ yếu để giải quyết quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy đã có trên 95% người lao động đã thực hiện chế độ hợp đồng, ở các doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể đạt hơn 60%.

Thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi người lao động, Công hội Trung Quốc chú trọng đẩy mạnh “công tác lập pháp lao động và lập pháp Công đoàn” [51, tr.28] như tham gia xây dựng luật bảo hiểm xã hội, luật cứu tế xã hội, luật lao động tập thể, luật hợp đồng lao động, luật tìm việc … Luật pháp là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hành vi của người lao động, người sử dụng lao động trong doanh nghiệp.

Công hội Trung Quốc xác định bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác hiện nay. Khi gia nhập tổ chức WTO thì mâu thuẫn

giữa nhà doanh nghiệp và người lao động trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng ngày càng nổi cộm, đồng thời việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế đã dẫn tới sự phá sản hoặc sáp nhập của các doanh nghiệp làm cho đời sống của người lao động bị ảnh hưởng, quyền và lợi ích của họ bị vi phạm nghiêm trọng, số công nhân xin thôi việc, mất việc làm ngày càng tăng. Công đoàn là người có trách nhiệm số một giúp đỡ công nhân gặp khó khăn, góp phần ổn định chính trị và phát triển xã hội, như đề xuất kế hoạch với Nhà nước đào tạo số lượng công nhân thôi việc, công nhân không có việc làm (có thời kỳ lên đến 13.000.000 người). Riêng Công đoàn bằng nguồn vốn của mình đã tổ chức ra 6.000 văn phòng đào tạo, bồi dưỡng, từ năm 2000 đến 2001 đã đào tạo trên 3.000.000 lượt người.

Hoạt động của Công hội Trung Quốc hiện nay là chú trọng nhiệm vụ bảo đảm ổn định xã hội và tìm việc làm cho công nhân, tích cực giúp đỡ lớp công nhân thôi việc, công nhân không có việc làm, đồng thời tham gia tích cực với Nhà nước nhanh chóng xây dựng hệ thống pháp luật có liên quan đến công nhân góp phần ổn định quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)