Chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho Công đoàn phát huy vai trò của mình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 37 - 39)

Nam tạo điều kiện cho Công đoàn phát huy vai trò của mình

Trong thời kỳ đổi mới, với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Đảng ta đã quan tâm lãnh đạo việc cụ thể hoá, thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng về Công đoàn trong điều kiện kinh tế thị trường thành luật pháp, chính sách, lãnh đạo Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và toàn dân sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, để giữ vững kỷ cương phép nước. Cụ thể là năm 1990, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Công đoàn, gồm 29 điều, quy định rõ vị trí, vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của Công đoàn, quy định những đảm bảo về vật chất, pháp lý để Công đoàn hoạt động. Ngay sau khi Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua Luật Công đoàn, ngày 20/4/1991 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 133 HĐBT hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn. Nhằm chi tiết hoá, cụ thể hoá quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn Việt Nam, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc phối hợp, tạo điều kiện để Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt quyền và trách

nhiệm của mình trong tham gia quản lý kinh tế, xã hội, trong chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động và tuyên truyền giáo dục công nhân viên chức lao động. Đến ngày 19/8/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) lại ban hành Nghị định số 302 HĐBT quy định chi tiết, cụ thể quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, cơ quan với 21 điều. Năm 1992 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Hiến pháp mới. Vị trí, vai trò của Công đoàn lại được khẳng định rõ tại Điều 10 chương I: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác”. Với quy định này trong hiến pháp, những vấn đề cốt lõi của Công đoàn Việt Nam được tái khẳng định trong điều kiện mới, trong đó xác định tính chất chính trị - xã hội của Công đoàn Việt Nam, xác định chức năng cơ bản của Công đoàn và nguyên tắc chủ đạo của mối quan hệ hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa Nhà nước với Công đoàn.

Từ khi ban hành Hiến pháp và Luật Công đoàn, đến nay đã hơn 20 năm, tuy việc tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật có lúc, có nơi còn nhiều vấn đề cần phải xem xét để có thể đánh giá một cách chính xác, toàn diện, song thực tế cho thấy, những quan điểm, tư tưởng của Đảng ta về Công đoàn đã được Nhà nước quán triệt nghiêm túc trong quá trình thể chế hoá thành pháp luật, tạo cho Công đoàn có vị thế và cơ sở pháp lý để tổ chức, hoạt động. Đặc biệt, năm 1995, Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua Bộ luật Lao động, trong đó dành một chương XIII với 4 điều nói về quyền, trách nhiệm của Công đoàn và còn nhiều điều khoản trong các chương khác đều nói đến quyền và trách nhiệm của Công đoàn trong quan hệ lao động. Sau khi Bộ luật Lao động được thông qua, hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động của Chính phủ được ban hành đã quy định rõ những quyền, trách nhiệm cụ thể của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động, như: thương lượng, ký kết TƯLĐTT, giải quyết tranh chấp lao động, quy định rõ vai trò Công đoàn trong công tác BHLĐ, BHXH, trong kiểm tra giám sát thực hiện các chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện về thời gian, phương

tiện làm việc cho cán bộ công đoàn hoạt động, quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm những quy định của Bộ luật Lao động…

Sau hơn 7 năm Bộ luật Lao động có hiệu lực, đến năm 2002, Bộ luật Lao động lại được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện hơn. Đến nay đã hơn 10 năm Bộ luật Lao động được ban hành và có hiệu lực cho thấy, sự ra đời và hoàn chỉnh Bộ luật Lao động đã đánh dấu bước phát triển mới về quyền của công nhân, lao động, quyền của Công đoàn. Pháp luật nước ta đã quy định rõ vai trò, vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, tổ chức duy nhất đại diện hợp pháp, chính đáng cho người lao động trong quan hệ lao động. Những quy định trên của hệ thống pháp luật nước ta đã tạo ra cơ sở pháp lý một cách khá đầy đủ, đồng bộ về quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và của tổ chức Công đoàn, tạo điều kiện để Công đoàn hoạt động, góp phần nâng cao vị thế của Công đoàn trong đời sống xã hội, làm lành mạnh các quan hệ lao động ở Việt Nam, góp phần quan trọng làm cho môi trường đầu tư của nước ta từng bước được cải thiện tạo cho kinh tế, xã hội nước ta phát triển vững chắc. Chính sự quy định khá chi tiết, đầy đủ và có hệ thống về vai trò, vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của công đoàn, quyền lợi nghĩa vụ của người lao động đã tạo điều kiện cho Công đoàn trở thành tổ chức quần chúng duy nhất có cơ sở pháp lý để tổ chức, hoạt động trong tất cả các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế, từ đó tổ chức hoạt động của Công đoàn ngày càng có hiệu quả, Công đoàn Việt Nam ngày càng trở thành cầu nối chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng công nhân, viên chức lao động trong tất cả các thành phần kinh tế, người phản biện và cộng tác đắc lực của Nhà nước, người đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)