Thực trạng về vai trò của Công đoàn Việt nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 57 - 59)

người lao động ở các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay

2.2.1. Khái quát

Coi trọng chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động đã và đang trở thành chức năng trung tâm của Công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước XHCN Việt Nam thừa nhận sự tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Quá trình cổ phần hoá, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, mở rộng hợp tác quốc tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. ở loại hình doanh nghiệp đã xuất hiện

quan hệ chủ - thợ, công nhân, lao động làm việc dưới sự quản lý của chủ doanh nghiệp. Nhưng người chủ chạy theo lợi nhuận đã tìm mọi cách thúc ép công nhân làm việc trong những điều kiện căng thẳng, trong môi trường lao động độc hại với thời gian lao động kéo dài làm cho sức khoẻ công nhân giảm sút, suy kiệt. Trong khi đó đồng lương thấp kém, giá cả leo thang, thu nhập không đủ sống càng là nỗi lo âu, ám ảnh đời sống người lao động. ở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện tình trạng người chủ đánh đập, ức hiếp người lao động dẫn đến quan hệ chủ - thợ ngày càng căng thẳng. Vì vậy Công đoàn phải thực sự là tổ chức quần chúng rộng lớn của công nhân, lao động, đại diện cho công nhân lao động bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ.

Để bảo vệ lợi ích của người lao động, Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giải quyết vấn đề tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, quỹ phúc lợi… đại diện cho công nhân, lao động thương lượng, ký kết TƯLĐTT, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, về đình công, bãi công theo pháp luật, về khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức lao động. Qua đó phát huy tinh thần làm chủ, bình đẳng, công bằng xã hội, phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, du lịch, thể thao, tham gia, nghỉ mát cho người lao động.

Trong việc bảo vệ lợi ích người lao động, thời gian qua, Công đoàn đã làm rõ những vấn đề cơ bản như: lợi ích của công nhân lao động gắn với lợi ích của tập thể, của Nhà nước. Sự tồn tại và vững mạnh của Nhà nước XHCN là sự bảo đảm lợi ích cơ bản, lâu dài cho người lao động. ở đây, lợi ích của công nhân lao động không chỉ thuần tuý là cơm ăn, áo mặc mà cao hơn là lợi ích chính trị (đại diện là nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động), lợi ích kinh tế, văn hoá, tinh thần, lợi ích trước mắt và lâu dài, lợi ích cá nhân, tập thể, Nhà nước … tất cả là sự thống nhất trong chế độ XHCN ở Việt Nam.

Trong việc chăm lo, bảo vệ lợi ích người lao động thì Nhà nước là người bảo đảm, Công đoàn là người đại diện, đưa ra những giải pháp thực hiện vai trò của mình theo luật định để bảo vệ lợi ích của đoàn viên. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi, đồng thời là cơ sở nhận thức về lợi ích công nhân, viên chức, lao động trong điều kiện mới, thể hiện đúng tính chất giai cấp, tính chất cách mạng của Công đoàn Việt Nam.

Thực hiện tốt vai trò bảo vệ lợi ích của người lao động, Công đoàn Việt Nam thực sự góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)