Hoạt động của Liên hiệp công đoàn độc lập Nga trong việc bảo vệ lợi ích người lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 40 - 42)

không giống nhau. Dưới đây xin đưa ra một số hình mẫu hoạt động công đoàn bảo vệ lợi ích của người lao động ở một số nước.

1.3.1.1. Hoạt động của Liên hiệp công đoàn độc lập Nga trong việc bảo vệ lợi ích người lao động người lao động

Sau sự kiện biến động lịch sử, từ sự sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô cũ (1989), phong trào Công đoàn của Liên bang Nga có những biến đổi toàn diện sâu sắc. Hiện nay Liên hiệp Công đoàn Độc lập Liên bang Nga đã có những bước phát triển khá, đã tập hợp được 42 Công đoàn ngành, 79 Công đoàn lãnh thổ, với trên 330,000 Công đoàn cơ sở và khoảng 40 triệu đoàn viên. Công đoàn Độc lập Liên bang Nga không phải là tổ chức độc lập với Nhà nước và Chính phủ, mà là một tổ chức độc lập có quan hệ hợp tác với Nhà nước, tham gia soạn thảo luật pháp và các chế độ, chính sách liên quan tới quyền lợi của người lao động.

Hoạt động Công đoàn coi trọng và phát huy cơ chế ba bên: Công đoàn, Chính phủ và giới chủ, sử dụng tối đa quyền và trách nhiệm của Công đoàn theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực thương lượng với Chính phủ và giới chủ.

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, TƯLĐTT vừa có vai trò điều tiết quan hệ lao động giữa người lao động với giới chủ, vừa là công cụ, là phương tiện để Công đoàn đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Các quyền lợi của người lao động về tiền lương, tiền thưởng; đảm bảo việc làm; thời gian lao động và thời gian nghỉ ngơi; BHLĐ và sức khoẻ; bảo đảm xã hội và đặc biệt là bảo đảm hoạt động của Công đoàn được quy định trong TƯLĐTT. Vấn đề mấu chốt chính là phải đàm phán và ký được TƯLĐTT.

Trên thực tế nhiều xí nghiệp đã ký được TƯLĐTT với nội dung có lợi hơn so với quy định của luật cho người lao động. Ví dụ, mức lương tối thiểu ở Nga là 132 rúp/tháng, nhưng thực tế lương bình quân có thể lên tới 3.000 rúp/tháng. Hoặc về thời gian làm việc, Chính phủ quy định 40 giờ/tuần song thực tế có nơi đưa vào TƯLĐTT là 34, 36, 37 giờ/tuần, vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả đàm phán và thoả thuận giữa Công đoàn và giới chủ.

Vấn đề nhà ở cho công nhân lao động là một trong những nội dung quan trọng của TƯLĐTT, bởi vì nhà nước đã xoá bỏ chế độ bao cấp về nhà ở. Một số xí nghiệp hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận cao đã mua nhà để cấp cho công nhân. Quá trình đàm phán, thương lượng để đi đến ký kết TƯLĐTT là cả quá trình khó khăn, phức tạp, có nơi còn phát sinh mâu thuẫn dễ dẫn đến đình công, biểu tình.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mục đích cao nhất của doanh nghiệp chính là lợi nhuận tối đa, vì vậy chủ sử dụng lao động tìm mọi cách để giảm thiểu phần chi phí, thậm chí xâm phạm trực tiếp tới lợi ích của người lao động như cắt xén tiền lương, trừ tiền thưởng vô cớ. Có TƯLĐTT trong doanh nghiệp chính là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, là công cụ để điều hoà mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp giữa người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời là phương tiện hữu hiệu để Công đoàn thực hiện quyền và trách nhiệm của mình.

TƯLĐTT có tầm quan trọng hết sức đặc biệt, song hiện nay ở nước Nga mới có 50% xí nghiệp ký TƯLĐTT. ở những xí nghiệp chưa có TƯLĐTT cũng đồng nghĩa với việc Công

đoàn ở đó chưa thực hiện được nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy Công đoàn Nga đã có hướng dẫn cho các xí nghiệp có tổ chức Công đoàn phải xúc tiến ngay việc đàm phán, thương lượng và ký kết TƯLĐTT.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 40 - 42)