Nâng cao vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 97 - 98)

hoá, thoả ước hoá. Quan hệ lợi ích ba bên: Nhà nước, doanh nghiệp và công nhân, viên chức, lao động dần dần rõ ràng, vai trò và địa vị Công đoàn đại diện bảo vệ lợi ích công nhân lao động càng nổi bật. Công đoàn phải dựa vào luật, sử dụng biện pháp pháp luật, dựa vào pháp luật, pháp quy để bảo vệ lợi ích hợp pháp của công nhân lao động. .

Căn cứ của việc pháp chế hoá hoạt động công đoàn dựa trên hệ thống pháp luật. Trong đó bao gồm: Hiến pháp, Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp và những quyết định pháp luật hành chính, quy định pháp luật mang tính địa phương.

Đi sâu quán triệt Bộ Luật Lao động, kiên trì bảo vệ theo luật, trước tiên cần phải xây dựng chế độ bình đẳng thương lượng và thoả ước tập thể, đây là quyền lợi và chức trách quan trọng mà Bộ luật Lao động dành cho Công đoàn; là cơ chế có hiệu lực bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà ổn định. Bên cạnh đó, cần phải theo luật bảo vệ quyền lợi về việc làm, quyền hưởng công lao động và quyền bảo hiểm xã hội cho người lao động. Công đoàn chỉ đạo và giúp đỡ người lao động ký kết TƯLĐTT với doanh nghiệp, dựa vào luật quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên, đồng thời phải tăng cường kiểm tra đôn đốc tình hình thực hiện thoả ước lao động.

Chú trọng kiểm tra đôn đốc chấp hành pháp luật:

Trước hết cần phải tăng cường xây dựng tổ chức giám sát. Phải kiện toàn xây dựng tổ chức giám sát ở các doanh nghiệp, hình thành màng lưới công tác giám sát từ trên xuống dưới, bảo đảm tổ chức giám sát pháp luật của Công đoàn.

Hai là, cần phải từng bước xây dựng kiện toàn các quy tắc, chế độ để đẩy mạnh việc giám sát pháp luật của Công đoàn. Xây dựng quy tắc, chế độ phải căn cứ vào tình hình thực tế, quy định cụ thể thiết thực những vấn đề mấu chốt như: Nguyên tắc giám sát kiểm tra, cơ cấu tổ chức, điều kiện quyền lợi và nghĩa vụ giám sát viên. Nội dung, hình thức giám sát kiểm tra và yêu cầu có liên quan.

3.2.4. Nâng cao vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh doanh

Sự chuyển biến của kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của công đoàn cơ sở. Bởi vì công đoàn cơ sở là nền tảng của tổ chức công đoàn, nơi trực tiếp thực hiện các chức năng của Công đoàn, nơi mà đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên được thực hiện ngay tại cơ sở, là nơi trực tiếp làm công tác phát triển đoàn viên, góp phần xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân lớn mạnh. Cần nâng cao vai trò hoạt động Công đoàn trong các DNNQD. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có một phạm vi khá rộng, phát triển ngày càng nhiều trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Hiện nay ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tổ chức Công đoàn còn phát triển chậm do nhiều nguyên nhân, như giới chủ gây trở ngại, trình độ công nhân, lao động ở đây chưa nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức Công đoàn và cũng do chính tổ chức Công đoàn chưa có những biện pháp thật mạnh mẽ, tích cực để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động. Có DNNQD đã có tổ chức Công đoàn nhưng còn là hình thức, cán bộ công đoàn còn lúng túng về nội dung, phương pháp hoạt động chưa thu hút được nhiều công nhân, lao động vào tổ chức Công đoàn. Cho nên Công đoàn trong các DNNQD cần nâng cao vai trò hoạt động của mình nhằm thực hiện tốt các chức năng công đoàn, chú trọng vào các nội dung, biện pháp bảo vệ lợi ích của người lao động; tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tận người lao động; vận động công nhân, lao động tích cực thi đua lao động sản xuất, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Phương pháp hoạt động công đoàn trong các DNNQD rất phong phú, đa dạng như phương pháp thuyết phục, đối thoại, thương lượng, vừa hợp tác vừa đấu tranh. Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của tổ chức Công đoàn Việt Nam, kiên trì bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người lao động, giữ vững mối quan hệ hài hoà với chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động có ý nghĩa quyết định hiệu quả hoạt động công đoàn trong các DNNQD.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay doc (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)