Theo Roscoe (1975) một nhà nghiên cứu nổi tiếng đề nghị chọn cỡ mẫu 30 – 500 là phù hợp cho nhiều nghiên cứu do đó tác giả quyết định chọn kích thước mẫu là n = 100 cho nghiên cứu của mình. Thị trường nghiên cứu là những khách hàng có sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng trên địa bàn tỉnh An Giang. Cách thức lấy mẫu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng. Trong quá trình lấy mẫu, tác giả sẽ cố gắng đạt được sự cân bằng trong từng nhân tố đánh giá mức độ ảnh hưởng như: tỷ lệ nam – nữ, trình độ học vấn, thu nhập, độ tuổi.
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thoa Em Trang 31
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phán đoán kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Cụ thể, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn những người quen biết đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Sacombank hoặc đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng khác. Ngoài ra, tác giả còn nhờ họ giới thiệu thêm những khách hàng quen biết khác cho tác giả phỏng vấn. Do đa phần những người được phỏng vấn đều quen biết hoặc thông qua giới thiệu nên họ sẽ trả lời thẳng thắng và chân thật nên dữ liệu thu thập được đảm bảo tính khách quan.
Đểđảm bảo các đối tượng phỏng vấn mang tính đại diện cho tổng thể nên tác giả dựa phán đoán để chọn ra nhiều khách hàng có độ tuổi, thu nhập khác nhau nhằm tìm hiểu cách đánh giá thương hiệu của Sacobank giữa những khách hàng này. Từđó làm cơ sở so sánh, phân tích, tổng hợp để định hướng cho việc xây dựng và truyền thông thương hiệu cho Sacombank An Giang.