5.1.1 Sứ mạng
Sứ mạng mà Ngân hàng Sacombank đề ra là “phát triển thành một Ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng mang tầm khu vực và thế giới”. Để thực hiện được điều đó Sacombank đã đưa ra các cam kết sau:
- Với khách hàng: cung cấp, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhất.
- Với các cổđông: lựa chọn và theo đuổi các chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững.
- Với nhân viên: xây dựng và hoàn thiện môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo điều kiện để các nhân viên tạo dựng sự nghiệp cùng Sacombank.
- Với đối tác: là sự lựa chọn đáng tin cậy và hiệu quả cho các đối tác
Tiếp nối sứ mạng Sacombank hội sở đã đề ra và để sứ mạng này có thể được hoàn thành một cách dễ dàng, Sacombank AG đưa ra sứ mạng của mình là “ phát triển thành một Ngân hàng bán lẻ, hiện đại tại An Giang”.
5.1.2 Tầm nhìn
Tầm nhìn thương hiệu của Sacombank ngắn gọn nhưng đã thể hiện được khát vọng trở thành một tiêu chuẩn của sựđánh giá “Trở thành một trong những Ngân hàng thương mại mạnh tại Việt Nam” được biết đến với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt và phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
Vấn đề được khách hàng biết đến với chất lượng sản phẩm tốt và phong cách phục vụ chuyên nghiệp thì chi nhánh Sacombank AG vẫn đang cố gắng làm cho khách hàng có cảm tình tốt với mình và không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như phong cách phục vụđể ngày càng đến gần hơn với những gì hội sởđã đề ra.
5.1.3 Mục tiêu thương hiệu
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và với định hướng phát triển thành một Ngân hàng mang tầm khu vực, Sacombank đề ra các mục tiêu sau:
- An toàn là mục tiêu hàng đầu
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thoa Em Trang 36
- Kếđến là hiệu quảổn định, giữ vững sự tăng trưởng và tình hình tài chính lành mạnh.
- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ của Ngân hàng hiện đại.
- Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với Sacombank. - Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực sáng tạo của nhân viên. Và đây cũng chính là mục tiêu mà Sacombank An Giang đang muốn hướng tới.
5.2 Chiến lược kinh doanh
Về phía Sacombank, chiến lược kinh doanh trong giai đọan mới là: đa dạng hóa loại hình sản phẩm dịch vụ, tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động đến những vùng trống như triển khai các dự án mở rộng phạm vi hoạt động tại Campuchia, Lào và Trung Quốc, tăng cường các mối liên doanh liên kết với những tổ chức kinh doanh trong nước có thế mạnh như Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, ISUZU Việt Nam...Với những chiến lược kinh doanh đã đề ra, Sacombank hôm nay đã trở thành một hạt nhân không thể thiếu của thị trường tài chính Việt Nam và là một trong những thương hiệu ngân hàng được sự tín nhiệm và yêu thích của mọi tầng lớp dân cư Việt Nam cũng như các đối tác nước ngoài. Điều đó được minh chứng qua việc Sacombank đã gặt hái được nhiều giải thưởng có giá trị do nhà nước cũng như các tổ chức tài chính quốc tế uy tín trao tặng: tháng 09/2008, Sacombank chính thức là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam vinh hạnh nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do FinanceAsia - Tổ chức bình chọn đồng thời là một tạp chí ngân hàng danh tiếng Châu Á trao tặng. Tháng 10/2008, trong khuôn khổ Hội nghị thường niên của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Sacombank đã vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Global Finance - Tổ chức bình chọn của Hoa Kỳ trao tặng. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng tài chính khu vực và thế giới đối với Sacombank thông qua các tiêu chí: tăng trưởng bền vững và ổn định, giá trị thương hiệu, tầm nhìn chiến lược, năng lực quản lý rủi ro, tiềm năng phát triển trong tương lai, tính bền vững của nguồn thu, năng lực bán hàng, khả năng sáng tạo sản phẩm, khả năng thâm nhập thị trường, chính sách đầu tư vào nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, quản trị doanh nghiệp và những đóng góp của Sacombank đối với thị trường tài chính Ngân hàng nước nhà.
Có thể nói, hoài bão đưa Sacombank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam và là một thương hiệu được nhận biết trên thị trường tài chính khu vực đã được hiện thực hóa bằng hành động theo đuổi những chiến lược trọng tâm: nâng cao năng lực tài chính, phát triển công nghệ hiện đại, mở rộng mạng lưới hoạt động, cải tiến và sáng tạo sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và đặc biệt hoàn thiện hệ thống quản trịđiều hành, để có thểđưa các tiện ích ngân hàng tốt nhất vào cuộc sống, cùng cộng đồng Việt Nam hướng đến tương lai thịnh vượng và phát triển.
Về phía Sacombank chi nhánh An Giang, chiến lược kinh doanh cụ thể mà chi nhánh đặt ra vẫn dựa vào các chiến lược kinh doanh mà Sacombank hội sở đã lên kế hoạch với tiêu chí xây dựng Sacombank trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, bên cạnh việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp tín dụng cho hộ kinh doanh, Chi nhánh còn chú trọng đến dòng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân như cho vay đối với cán bộ-công nhân viên, cho vay vốn các hộ tiểu thương ở các chợ. Số dư nợ của loại hình cho vay này chiếm hơn 11% tổng dư nợ của Chi nhánh, góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu tài chính tiêu dùng của cán bộ-nhân viên, hạn chế cho vay nặng lãi ở các chợ.
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thoa Em Trang 37
Hiện nay, mạng lưới hoạt động của Sacombank trên địa bàn đã được mở rộng với trụ sở chính của Chi nhánh tại số 56B, Tôn Đức Thắng, Phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang. 5 phòng giao dịch ở Châu Đốc, Chợ Mới, Châu phú, Tân Châu, Núi Sam.
Trong thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục bám sát định hướng phát triển và đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực tiềm năng của tỉnh; xây dựng văn hóa kinh doanh của đội ngũ cán bộ nhân viên trong giao tiếp với khách hàng theo tiêu chí “Nhiệt tình-nhanh chóng- minh bạch”, cung cấp sản phẩm-dịch vụ “trọn gói” và giao dịch “một cửa”, lấy phong cách chuyên nghiệp phục vụ khách hàng làm lợi thế cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác…
Kết quả ban đầu đạt được, Sacombank An Giang hôm nay trở thành một chi nhánh trẻđiển hình của Sacombank. Sacombank An Giang được bình chọn là chi nhánh trẻ ấn tượng và là một trong hai chi nhánh dẫn đầu của Sacombank tại khu vực miền Tây Nam Bộ. Sacombank An Giang cũng là chi nhánh có doanh thu qua hoạt động thanh toán quốc tếđứng đầu khu vực. Với ưu thế 98% CBNV là người địa phương, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn và niềm nhiệt thành say mê công việc, cùng với phương châm phục vụ lấy khách hàng là trọng tâm của mọi hoạt động kinh doanh, Sacombank An Giang đã chiếm được tình cảm của đông đảo mọi tầng lớp dân cưđịa phương, qua đó Sacombank từng bước tạo dựng được uy tín của thương hiệu trên địa bàn.
5.3 Thị trường – khách hàng mục tiêu và chiến lược Marketing của Sacombank 5.3.1 Thị trường, khách hàng mục tiêu 5.3.1 Thị trường, khách hàng mục tiêu
Thị trường mục tiêu
Mạng lưới hoạt động của Sacombank khá rộng, phân bố tại khắp các vùng trọng điểm kinh tế trên cả nước là điểm mạnh chiến lược của Ngân hàng. Từ chỗ có 4 điểm giao dịch trong phạm vi TPHCM, đến nay, Ngân hàng đã có hơn 240 điểm giao dịch, hiện diện tại 45/64 tỉnh thành, từ tỉnh địa đầu phía Bắc đến các tỉnh cực nam Nam bộ.
Không chỉ mở rộng mạng lưới rộng khắp ở Việt Nam, Sacombank còn có kế hoạch mở các chi nhánh và văn phòng đại diện ở Trung Quốc, Lào và Campuchia trong năm 2008. Cụ thể, ngày 08/01/2008, Sacombank đã khai trương văn phòng đại diện tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Chi nhánh Sacombank tại Lào và Campuchia sẽ là cầu nối giao thương giữa các doanh nghiệp ba nước thông qua việc đáp ứng nhu cầu vềđầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như hỗ trợ tư vấn về các giải pháp tài chính trọn gói. Và tại tỉnh ta Sacombank An Giang đang muốn mở rộng địa bàn hoạt động của mình, cụ thể họ đã thành lập được 5 phòng giao dịch tại các huyện như Châu đốc, Chợ Mới, Châu Phú, Tân Châu, Núi Sam. Không dừng lại ởđó Sacombank An Giang đang thực hiện kế hoạch hoàn thiện hình ảnh của mình trong tâm trí khách bằng cách tiến hành xây dựng lại chi nhánh mới với quy mô lớn hơn và trụ sở khang trang hơn nhằm làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái và tiện nghi hơn khi đến thực hiện giao dịch với Sacombank, còn chi nhánh hiện nay sẽ trở thành phòng giao dịch.
Với mạng lưới rộng khắp tại Việt Nam nói chung và tại An Giang nói riêng này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Sacombank chi nhánh An Giang trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ như thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển tiền, thanh toán quốc tế. Ngoài ra, hệ thống mạng lưới góp phần quảng bá, khẳng định thương hiệu qua các hoạt động thiết thực, hiệu quả của Ngân hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thoa Em Trang 38
Khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu của Sacombank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài ra Sacombank cũng chú trọng đến dòng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng là cá nhân. Sacombank luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ Ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp với mong muốn trở thành một trong những Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần hàng đầu và là Ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng nhất tại Việt Nam. Sacombank cam kết sẽ phục vụ khách hàng một cách tận tâm, tất cả vì khách hàng, các cổđông và các đối tác của mình với uy tín và chất lượng cao.
Sacombank ngoài việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, còn luôn hướng đến việc tìm tòi những cách thức tiếp cận khách hàng một cách mới lạ. Và sự hình thành Chi nhánh Hoa Việt và Chi nhánh 8/3 cũng xuất phát từ ý tưởng tiếp cận khách hàng đặc thù như người Hoa, phụ nữ. Đây cũng là cách Sacombank quảng bá thương hiệu rộng rãi một cách hiệu quả, mới lạ.
Do chi nhánh là bộ phận của Sacombank hội sở nên khách hàng mục tiêu của Sacombank AG cũng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài ra nhằm phù hợp với tình hình thực tế tại AG nên Sacombank AG cũng nhắm vào hệ thống khách hàng cá nhân ổn định, gắn bó hoạt động trong các lĩnh vực nông, ngư nghiệp và sản xuất kinh doanh. Vì tại AG kinh doanh nông nghiệp vẫn là hoạt động chính của người dân trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản cũng là một trong những ngành nghề đang phát triển hiện nay tại đây. Do đó, Sacombank nhắm vào đối tượng khách hàng này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh.
5.3.2 Chiến lược Marketing
Mục tiêu của chiến lược Marketing
Mục tiêu chiến lược Makerting của Sacombank chi nhánh An Giang làgóp phần đưa thương hiệu của Sacombank đến với công chúng ngày một gần gũi hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Sacombank An Giang đã bám sát đường lối, kế hoạch phát triển mà Sacombank hội sởđã đề ra, điều quan trọng cơ bản là Sacombank An Giang luôn chú trọng phong cách phục vụ khách hàng: Tận tình, nhanh chóng và chu đáo, hàng năm đều có chương trình hỗ trợ khách hàng như các buổi hội thảo chuyên đề, các chương trình khuyến mại, chính sách khách hàng VIP... Với đội ngũ CBCNV trẻ, năng động, nhiệt tình, đã tạo được sự tín nhiệm cao từ phía khách hàng, đưa thương hiệu Sacombank ngày càng trở nên quen thuộc, ấn tượng tại thị trường An Giang
Khả năng cạnh tranh
Nhiều năm trở lại đây, ngành ngân hàng phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng cao. Hiểu rõ về khả năng cạnh tranh, điểm mạnh điểm yếu của đối thủ so với mình giúp Ngân hàng đưa ra chiến lược marketing một cách hợp lí hơn, và đáp ứng đúng sự mong đợi của khách hàng để từđó có thể giữ vững và gia tăng thị phần.
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thoa Em Trang 39
33% 24% 12% 5% 11% 14% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%
Vietcombank ACB Vietinbank Argibank Mỹ Xuyên Sacombank
Hình 5.1: Ngân hàng được nhiều khách hàng sử dụng
Thông qua kết quả khảo sát cho thấy Vietcombank là thương hiệu được nhiều người biết và sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ là 33%. Xếp thứ 2 là thương hiệu ACB với tỷ lệ là 24%. Thương hiệu Sacombank được 14% số người biết đến và xếp thứ 3, kế tiếp là Vietinbank và Mỹ Xuyên bank chiếm tỉ lệ là 12% và 11%; cuối cùng là Argibank.
Chúng ta có thể thấy rõ hai đối thủ cạnh tranh chính của Sacombank là Vietcombank và ACB. Nhằm hiểu rõ hơn so với Sacombank, Vietcombank và ACB có những điểm mạnh và điểm yếu gì ta tiến hành phân tích hai đối thủ này như sau:
Ngân hàng Á Châu
Thành lập ngày 04/06/1993 với tầm nhìn xác định là trở thành ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Hiện nay ACB là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với hơn 200 sản phẩm và dịch vụđược đánh giá là một trong những ngân hàng cung cấp dịch vụ phong phú dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Tổng tài sản đạt trên 3 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng của ACB bình quân trên 30%/năm. Về mặt quản lý rủi ro, ACB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8%, tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn dưới 1% cho thấy tính chất an toàn và hiệu quả của ngân hàng. Kế hoạch đưa ra trong những năm sắp tới rất cao, tỷ lệ ROE luôn đạt trên 30%, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trên 25%, hướng tới trở thành ngân hàng có quy mô trung bình trong khu vực với tổng tài sản đạt 12 tỷ USD. .
¾ Điểm mạnh
ACB có thời gian hoàn tất một giao dịch rất nhanh và chính xác không thua kém gì so với Sacombank, tác phong phục vụ của nhân viên cho thấy đây là một ngân hàng chuyên nghiệp đội ngũ nhân viên nhiệt tình, biết tư vấn về sản phẩm và dịch vụ phù hợp cho khách hàng, sẵn sàng và kịp thời giải đáp những vướng mắc trong quan hệ ngân hàng và khách hàng, được phục vụ ngay cả ngoài giờ hay ngày lễ, bất kỳ lúc nào..
ACB có nhiều sản phẩm và tiện ích cho khách hàng, có mặt ở nhiều nơi sản phẩm dịch vụ phong phú, hữu ích, thiết thực; và có tính cạnh tranh.
¾ Điểm yếu
Bên cạnh những điểm mạnh của mình, ACB vẫn tồn tại những khó khăn như: mạng lưới rộng nhưng không kết nối được với nhau, khả năng cung cấp sản phẩm bị hạn chế…. trong khi Sacombank lại có thế mạnh về mạng lưới kinh doanh được phủ
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thoa Em Trang 40
sóng rất rộng trên toàn quốc, các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đa dạng và ứng dụng được dù khách hàng đang ở bất cứ nơi đâu.
Có thể nói hiện nay ACB là đối thủ cạnh tranh xứng tầm với Sacombank nhất vì cả 2 Ngân hàng này cùng nhằm vào đối tượng khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời Sacombank và ACB đều có quy mô vốn lớn nhất Việt Nam đang được niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK TP.HCM và Trung tâm GDCK Hà Nội, có mạng