Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc thu hút đầu tư FDI nhằm thúc đẩy xuất khẩu dệt may

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy XK hàng dệt may Việt nam (Trang 31 - 33)

thúc đẩy xuất khẩu dệt may

Thu hút hiệu quả luồng vốn FDI luôn là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi nói chung và Việt Nam nói riêng. Thực tiễn tại nước ta trong nhiều năm qua cho thấy, để thu hút FDI thực sự hiệu quả, việc tạo dựng một môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, giảm thiểu chi phí giao dịch và đặc biệt là đảm bảo ổn định chính trị, xã hội có ý nghĩa hơn nhiều so với các biện pháp kích thích tài chính như giảm thuế, miễn thuế. Vì vậy, trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, Việt Nam đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện luật pháp, cải cách hành chính đi cùng với phát triển kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thu hút mạnh hơn luồng vốn FDI nhằm thực hiện tốt những mục tiêu kinh tế xã hội đã đặt ra.

Mặt khác, cần thống nhất nhận thức và có cách nhìn nhạy bén về kinh tế, chính trị, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, thấy rõ được những khó khăn, thách thức từ bên trong cũng như bên ngoài để kịp thời đề ra được chủ trương, đường lối đúng đắn, tập trung lực lượng, giải quyết dứt điểm các vấn đề nảy sinh. Chủ trương, đường lối khi đã đề ra phải được thực hiện thông suốt, đầy đủ từ trung ương đến

địa phương và phải được cụ thể hóa, tạo ra sự thống nhất trong việc tổ chức thực hiện để đảm bảo thành công.

Các chủ trương, phương hướng lớn phải được thể chế hóa thành pháp luật, cơ chế, chính sách một cách đồng bộ, tạo đủ hành lang pháp lý cho việc thực hiện. Pháp luật và văn bản liên quan về đầu tư nước ngoài phải minh bạch, rõ ràng và phù hợp với thông lệ quốc tế và có chú ý tới điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Giảm bớt sự khác biệt về môi trường luật pháp trong nước và nước ngoài bằng cách xây dựng hệ thống luật pháp đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài dựa vào những chuẩn mực quốc tế.

Công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, có nền nếp, kỷ cương trong bộ máy công quyền, tạo niềm tin và độ tin cậy đối với nhà đầu tư, đặc biệt đối với người đứng đầu. Phải luôn luôn hướng về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Mọi thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu tư phải đơn giản, gọn nhẹ, không làm tăng chi phí, không gây phiền hà cho nhà đầu tư.

Công tác cán bộ cần luôn được xem trọng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại không những tinh thông nghiệp vụ, am hiểu về kinh tế đối ngoại, mà còn trong sạch về phẩm chất, đạo đức, vì đây là cầu nối giữa nhà đầu tư với nước chủ nhà, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thành công hay thất bại.

Tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các cơ quan quản lý đầu tư các cấp chủ động vận dụng, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước về đầu tư sao cho hiệu quả, đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa nhà đầu tư, nhà quản lý, giữa lợi ích của nhà nước với lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế xã hội bền vững trên địa bàn và trên cả nước.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy XK hàng dệt may Việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w