Tổng quát về hoạt động thu hút FDI ở Việt Nam và sự cần thiết phải tăng cường nguồn vốn FDI trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy XK hàng dệt may Việt nam (Trang 33 - 35)

2.1.1 Tổng quát về hoạt động thu hút FDI ở Việt Nam thời gian qua

Qua gần 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến dài với mức tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm. Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, đầu tư trực tiếp nước ngoài có một vị trí rất quan trọng. Vai trò của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế quốc dân, tính theo sự đóng góp vào các mặt như sản lượng, hàm lượng công nghệ, việc làm, xuất khẩu cũng như các biến số vĩ mô khác đều đạt mức đáng kể.

Trong 3 năm 1988-1990, Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam mới thực thi nên kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỉ USD), đầu tư nước ngoài chưa tác động đến tình hình kinh tế xã hội đất nước.

Trong thời kỳ 1991-1995, vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỉ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng đầu tư nước ngoài” đầu tiên

vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỉ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; lực lượng lao động sẵn có với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỉ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỉ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỉ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước.

Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỉ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hong Kong).

Hình 2.1: Tổng số vốn FDI vào Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2008

-10,000 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm T ri ệ u U S D Tổng số vốn FDI

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Niên giám thống kê

Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn

đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỉ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỉ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt 20,3 tỉ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996.

Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỉ USD, vốn thực hiện đạt 14,3 tỉ USD. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn đầu tư nước ngoài cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỉ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ.

Trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỉ USD) và đặc biệt vào năm 2008, nước ta thu hút được 64,01 tỉ USD với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp…). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng đầu tư nước ngoài” thứ hai vào Việt Nam. Số vốn FDI chảy vào Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2008 được thể hiện qua hình 2.1.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy XK hàng dệt may Việt nam (Trang 33 - 35)