VÀO THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM
3.1 Tác động của các yếu tố quốc tế đến thu hút FDI vào thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam hàng dệt may của Việt Nam
3.1.1 Tác động của gia nhập WTO tới thu hút FDI vào thúc đẩy xuất khẩu dệt may của Việt Nam may của Việt Nam
Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức được đối xử bình đẳng như các thành viên khác của WTO. Hàng dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu vào một nước thành viên WTO sẽ nhận được đối xử tối huệ quốc mà nước thành viên ấy dành cho các thành viên WTO khác. Điều này có nghĩa là về số lượng xuất khẩu - hạn ngạch vào các thị trường được dỡ bỏ, doanh nghiệp dệt may có thể tự do xuất khẩu theo nhu cầu thị trường. Nhờ vậy, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tốt để phát triển, thâm nhập mạnh hơn vào thị trường nước ngoài, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ đầu tư nước ngoài, đi kèm với trình độ quản lý và kỹ thuật công nghệ mới. Những yếu tố này đặc biệt quan trọng bởi nó giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam rút ngắn khoảng cách đối với các doanh nghiệp dệt may nước ngoài và cập nhật được những xu hướng mới của thị trường thời trang quốc tế.
Việc trở thành thành viên WTO cho thấy những nỗ lực cải cách và phát triển kinh tế của Việt Nam đã được quốc tế công nhận, và đây là cơ sở để Việt Nam tham gia đàm phán và thực thi các cam kết tự do hóa thương mại ngày một sâu rộng, thu hút các dự án đầu tư từ nước ngoài, từ đó mở ra nhiều cơ hội hơn trong
việc cải thiện kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam nói chung và sản phẩm dệt may nói riêng.
Thực tiễn từ khi gia nhập WTO cho thấy, kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm của Việt Nam đạt được những kết quả tăng trưởng khá ấn tượng. Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đã tăng liên tục từ mức 1,15 tỉ USD vào năm 1996 lên gần 2 tỉ USD vào năm 2001 và xấp xỉ 7,8 tỉ USD vào năm 2007 và khoảng 9,1 tỉ USD vào năm 2008. Trong 10 tháng đầu năm 2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành dệt may đạt giá trị xuất khẩu gần 7,5 tỉ USD, chỉ giảm khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm 2008. Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu đã tăng khá nhanh kể từ năm 2002 đến nay, với mức tăng trung bình trong giai đoạn 2002-2008 khoảng 22%/năm. Tổng kim ngạch hàng dệt may năm 2008 đạt 9,12 tỉ USD, tăng 18% so với năm 2007. Tính đến hết năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 9,12 tỉ USD, dẫn đầu về mặt giá trị xuất khẩu trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tuy nhiên so với năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may giảm 1,3%. Các thị trường nhập khẩu dệt may chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Canada.