Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác… Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới...” được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài, qua hơn 20 năm đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 83 tỉ đô la Mỹ.
Trong đó, các nước Châu Á chiếm 70%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%. Các
nước Châu Mỹ chiếm 5%, riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6%. Cuối cùng là 2 nước châu Úc (New Zealand và Australia) chỉ chiếm 1% tổng vốn đăng ký.
Có thể nói FDI đã hỗ trợ Việt Nam một cách tích cực trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để Việt nam gia nhập ASEAN, ký kết thoả thuận khung với EU, bình thường hoá quan hệ và thoả thuận thương mại song phương với Mỹ.
Hiện nay, phần lớn đối tác đầu tư vào lĩnh vực dệt may của Việt Nam là các công ty thời trang, công ty may mặc ở Châu Á và một số nhà đầu tư Châu Âu, Hoa Kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do các nước phương Tây luôn có xu hướng phát triển những ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và chất xám cao, mặt khác, Châu Á là nơi có nguồn nhân công giá rẻ dồi dào cùng tài nguyên thiên nhiên phong phú. Các sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà kinh tế từng đưa ra dự báo rằng, Việt Nam sẽ thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có ngành dệt may khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Thật vậy, bước vào năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết WTO, hoạt động đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may của Việt Nam đã có những chuyển động tích cực. Theo tập đoàn Dệt may Việt Nam Vinatex, các dự án dệt may lớn đã thu hút được sự quan tâm đầu tư từ phía các đối tác nước ngoài ngay từ đầu năm 2007, cụ thể: Tập đoàn Pamatex Berhad (Malaysia) đã quyết định đầu tư hơn 100 triệu USD vào Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), Công ty Daewon (Hàn Quốc) đầu tư xây dựng một nhà máy may xuất khẩu trị giá 8 triệu USD tại Khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng). Những tín hiệu này cho thấy ngành dệt may nội địa đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, một số dự án cũng đã đi vào hoạt động ngay từ đầu năm 2007, cụ thể: sau hơn một năm thi công, cuối tháng 3 năm 2007, tại khu công nghiệp Thuận Yên, thành phố Tam Kỳ, Công ty Intergarment Corporation Đài Loan khánh thành nhà máy may Sportteam với tổng vốn đầu tư 2 triệu USD. Nhà máy may Sportteam xây dựng trên diện tích 2,1 ha, gồm 22 chuyền may với trên 1.200 lao động, chuyên sản xuất các sản phẩm hàng dệt kim và dệt thoi gồm áo quần thể thao các loại với năng lực sản xuất 20 triệu sản phẩm/năm. Sản phẩm được xuất trực tiếp sang thị trường các nước EU, Mỹ, Canada và các nước Đông Nam Á. Năm 2008 nhà máy tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 của dự án nâng tổng diện tích xây dựng lên 3,7 ha, giải quyết việc làm cho 2.000 lao động.
Hiện có 441 doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam, trong đó có nhiều công ty nổi tiếng như Pangrim, Hansae Việt Nam, Han-soll Việt Nam, Vina-Korea. Một trong những dấu hiệu được KOTRA đưa ra về triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài của ngành dệt may Việt Nam là, năm 2008, một số doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc đầu tư vào Trung Quốc đã thực hiện chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Thống kê cho thấy, năm 2006, đầu tư của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc vào Trung Quốc đã giảm 10% so với năm 2005, nhưng đầu tư vào Việt Nam đã tăng tới 53,7%.
Hình 2.7: Đồ thị biểu diễn lượng vốn FDI đăng kí vào ngành dệt may Việt Nam tính đến tháng 1 năm 2008 theo đối tác đầu tư
Hàn Q uốc Hong Kong Đài Loan 0 0.5 1 1.5 2 2.5 tỉ USD Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn
Cùng với Việt Nam, Hàn Quốc đang đứng trong top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, do vậy hai nước càng có nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dệt may vì lợi ích kinh tế cho cả hai bên. Sở dĩ các doanh nghiệp Hàn Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam là do sức hấp dẫn từ giá nhân công rẻ, có tay nghề và chính sách khuyến khích đầu tư đa dạng của Chính phủ Việt Nam.
Ông Andrew LK. Kay, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Exhibition Hong Kong khẳng định rằng, doanh nghiệp dệt may thế giới ngày càng quan tâm và mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt Nam. Cụ thể, trong năm qua, nhiều đoàn doanh nghiệp từ nhiều quốc gia đã đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư. Giữa năm 2007, ông Andrew LK. Kay đã dẫn đầu đoàn các tập đoàn dệt may nước ngoài gồm 21 thành viên đến tham dự Triển lãm quốc tế ngành dệt may, thiết bị và nguyên phụ liệu 2007 tại Hà Nội và có những buổi làm việc, tiếp xúc cụ thể nhằm tìm hướng hợp tác hiệu quả nhất liên quan đến các lĩnh vực như trồng bông, sản xuất máy móc thiết bị ngành may, đào tạo nhân lực, thiết kế thời trang...
Năm 2008, đoàn doanh nghiệp chuyên ngành may mặc, da giày Hong Kong cũng đã có cuộc xúc tiến, tìm cơ hội hợp tác với các khu chế xuất – khu công nghiệp và doanh nghiệp ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. Theo trung tâm xúc tiến ngành hàng của Hội đồng Phát triển thương mại Hong Kong, các doanh nghiệp Hong Kong muốn có một sự dịch chuyển đầu tư, sản xuất hàng dệt may, da giày từ Trung Quốc sang các nước ASEAN. Nguyên nhân dẫn đến “làn sóng” đầu tư này trong thời gian gần đây là do chi phí sản xuất ở Trung Quốc đã tăng cao, dẫn đến việc các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nước ngoài chuyển đơn hàng sang các nước có chi phí thấp hơn. Bên cạnh đó, mặt bằng giá cả tại Thái Lan, Malaysia cao hơn Việt Nam, mức lương trả cho người lao động của Thái Lan là 200 - 250 USD/người/tháng còn ở nước ta là 120 - 150 USD/người/tháng, tuy cao hơn của Lào và Campuchia song theo đánh giá của các nhà nhập khẩu nước ngoài, Việt
Nam vẫn là sự cân nhắc để ưu tiên lựa chọn, vì năng suất cao hơn các nước. Hơn