Tác động của hiệp định AJCEP đến thu hút FDI vào thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy XK hàng dệt may Việt nam (Trang 77 - 79)

hàng dệt may của Việt Nam

Ngày 1/4/2008, Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Hiệp định này là văn kiện pháp lý xác lập mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ, toàn diện giữa ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng và Nhật Bản trong thời gian tới. Việc ký kết Hiệp định AJCEP là một cột mốc quan trọng nâng tầm quan hệ hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản. Đối với quan hệ song phương Việt Nam – Nhật Bản, việc ký kết Hiệp định AJCEP cũng thể hiện thiện chí hợp tác của Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản nhằm xây dựng quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và thịnh vượng ở khu vực Đông Á. Trong bối cảnh mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới, Hiệp định AJCEP và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật

Bản sẽ góp phần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi bên, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa hai nước, đáp ứng xu thế chung về hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới.

Theo cam kết AJCEP, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật sẽ giảm thuế theo lộ trình. Trong đó, mặt hàng dệt may từ ngày 1/12/2008 được hưởng thuế suất 0% cho hầu hết các nhóm hàng, thay cho 5% thuế hàng dệt, 10% hàng may mặc như trước đây. Điều này sẽ mở ra nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may có uy tín của Việt Nam bởi sản phẩm được đưa vào thị trường Nhật có thể cạnh tranh được về chủng loại, chất lượng, mẫu mã và giá cả.

Hiện nay giá trị xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vào Nhật chỉ đạt khoảng 800 triệu USD, chiếm khoảng 9% thị phần xuất khẩu của hàng dệt may nước ta. Để hưởng thuế suất 0%, hàng dệt may xuất khẩu vào Nhật phải đáp ứng được tiêu chí: phải sử dụng nguyên phụ liệu, vải nhập khẩu từ Nhật Bản, của các nước ASEAN hoặc nguồn vải trong nước sản xuất. Trong khi đó, ngành công nghiệp phụ trợ dệt vải của nước ta chưa phát triển mạnh, nhiều dự án sản xuất vải chưa đi vào hoạt động. Trước tình hình này, một trong những giải pháp tối ưu nhất là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm huy động vốn sản xuất, nâng cao công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực từ đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. Vì thế, thu hút ngày càng nhiều FDI vào ngành kinh tế mũi nhọn này luôn là một trong những định hướng quan trọng mà Việt Nam đã và đang nhanh chóng thực hiện.

Tuy nhiên, mục tiêu lớn nhất của Việt Nam ở thị trường Nhật không phải là tăng trưởng xuất khẩu, mà quan trọng hơn là thông qua AJCEP, hàng Việt Nam sẽ tạo được một vị thế mới trong xuất khẩu ra thế giới. Vì đáp ứng được những tiêu chí khắt khe của thị trường Nhật sẽ là cơ sở vững chắc cho sự có mặt của hàng Việt Nam tại thị trường các nước.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy XK hàng dệt may Việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w