d án vi hàng ch ct USD ụỉ đượ đầ ư c ut vào Vit Nam, tron gó có nhi u án cho ệ đề ự
3.6.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Trước thực tế nguồn cung lao động dệt may đang thiếu hụt nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch xuất khẩu và phát triển của ngành này, Bộ Công Thương đã ban hành chương trình đào tạo nhân lực ngành dệt may tới năm 2015 và tầm nhìn 2020. Dựa trên việc xác định các nhu cầu sử dụng lao động cụ thể trong từng lĩnh vực, chiến lược này đã đưa ra kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng sự thiếu hụt triền miên này. Theo đó, việc đào tạo mới lực lượng lao động dệt may giai đoạn 2008 - 2020 gồm đào tạo nhân lực cho các dự án mới và đào tạo nhân lực bổ sung thay thế cho lực lượng lao động nghỉ hưu, nghỉ việc tự nhiên (4% số lao động hiện có). Trong giai đoạn năm 2010 - 2012, dự báo nhu cầu công nhân dệt may là 270.000 người (bao gồm 15.000 công nhân sợi, 17.000 công nhân dệt, 6.000 công nhân nhuộm, 220.000 công nhân may và ngành khác là 12.000 người). Số lao động này sẽ được tham gia vào các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, số cán bộ công nhân viên, kỹ sư công nghệ, cán bộ quản lý doanh nghiệp hiện có trong ngành sẽ được cập nhật hóa kiến thức thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng cho các chương trình đầu tư mở rộng sản xuất và xuất khẩu dệt may.
Bên cạnh đó, Vinatex, Viện dệt, Viện Fadin, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học Bách Khoa... đã có những chương trình phối hợp đào tạo mới và đào tạo bổ sung cho cán bộ của ngành dệt may. Mặt khác, Hiệp hội dệt may Việt Nam với chương trình Asean + 3 của AFTEX cũng xúc tiến thành lập nhiều chương trình đào tạo cán bộ cho ngành dệt may Việt Nam kể cả hình thức đào tạo trong nước và nước ngoài.
Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt may Việt Nam được triển khai qua nhiều hình thức khác nhau:
•Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành dệt may, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt, nhuộm trọng điểm.
•Mở các khoá đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng (gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và lao động).
•Liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, học sinh tham gia các khoá đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
•Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.
•Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may, xây dựng Trường Đại học Dệt may và Thời trang để tạo cơ sở vất chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.
•Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành dệt may nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành. Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Tập đoàn Dệt may Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đạo tạo nguồn nhân lực cho ngành.