Sự cần thiết phải tăng cường nguồn vốn FDI vào thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy XK hàng dệt may Việt nam (Trang 41 - 42)

Dệt may là ngành công nghiệp gắn liền với nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người trên thế giới. Khi xã hội ngày càng phát triển hơn, văn minh hơn và mức sống mỗi ngày một cao hơn thì nhu cầu của mỗi con người về hàng may mặc ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn.

Đối với các nước đang phát triển thì ngành công nghiệp dệt may được coi như là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế, bởi vì đây là ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, công nghệ tương đối đơn giản, cần ít vốn mà lại có giá trị xuất khẩu lớn, dệt may thực sự phù hợp với chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng vào xuất khẩu trong chính sách thương mại của chính phủ Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam đang dồi dào về lao động và thiếu vốn đầu tư, trong khi các nước phát triển lại thiếu lao động, dồi dào về vốn đầu tư và đang thực hiện chuyển dịch các nguồn công nghệ sử dụng nhiều lao động ra nước ngoài, trong đó có ngành dệt may là một ngành rất cần thiết mà nhà đầu tư thế giới đang quan tâm.

Bên cạnh đó, dệt may dễ đem lại lợi nhuận về ngoại tệ để có thể nhập thiết bị cho các ngành khác. Thông qua việc phát triển công nghiệp may mặc, sản xuất hàng xuất khẩu, các quốc gia đang phát triển chỉ phải đầu tư một lượng vốn nhỏ, nhưng có thể thu về một lượng ngoại tệ lớn cho việc nhập khẩu máy móc và công nghệ cho các ngành khác.

Mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây, những kết quả mà ngành dệt may mang lại cho Việt Nam là đáng ghi nhận. Từ những năm khởi đầu sự phát triển của ngành dệt may, nước ta dã kí hiệp định xuất khẩu hàng dệt may với Mỹ, EU và Nhật Bản, trở thành nguồn thu xuất khẩu lớn của Việt Nam, đóng góp một giá trị không nhỏ vào nguồn thu ngân sách. Cụ thể, tính trong 10 tháng năm 2009, dệt may trở thành ngành hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu cả nước và về đích với 9,2 tỉ USD trong năm 2009, tăng trưởng 1% so với năm 2008. Có những thị trường như Hàn Quốc, mức tăng trưởng trong 10 tháng năm 2009 tăng đến 50% so với 2008. Hiện nay, thị trường Mỹ chiếm 55% thị phần xuất khẩu dệt may Việt Nam; thị trường EU chiếm gần 20%. Trong khi đó, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản có tăng trưởng 17%. Điều này có tác động rất lớn từ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực từ ngày 1-12-2008 và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đã có hiệu lực từ ngày 1-10-2009. Hiện thị trường Nhật chiếm 10% thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy XK hàng dệt may Việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w