5. Sản phẩm chính: Bông xơ 1000 tấn 8 20 40
3.5 Phương hướng thu hút đầu tư FDI vào ngành dệt mayViệt Nam
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chính sách mở cửa góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là một chủ trương đúng đắn và cần thiết, phù hợp với xu thế chung trên thế giới và thực tiễn phát triển của Việt Nam. Để ngành công nghiệp dệt may trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam thì phương hướng thu hút FDI vào ngành này phải quán triệt những quan điểm sau:
•Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển ngành dệt may cả về quy mô, năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, trên cơ sở tích cực mở rộng thị trường, đầu tư đồng bộ công nghệ, lựa chọn thiết bị tiên tiến, nâng cao tay nghề công nhân... để tạo ra những sản phẩm ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị hiếu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng quốc tế, đồng thời phấn đấu sản xuất, thiết kế loại mẫu mã sản phẩm chất lượng, độc đáo đáp ứng tiêu chuẩn không chỉ của người có thu nhập trung bình mà còn của người có thu nhập cao.
•Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dệt may Việt Nam cần thiết phải phát triển theo hướng cân đối, khép kín quy trình sản xuất trên địa bàn nơi sản xuất hoặc thành phố nơi sản xuất, từ khâu kéo sợi, dệt vải... nhằm phát huy tốt năng lực nhà xưởng, thiết bị, máy móc, lao động, tiết kiệm chi phí vận chuyền và thời gian, từ đó tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; phát triển công nghiệp dệt gắn liền với công nghiệp may nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp góp phần cải thiện năng suất lao động và thúc đẩy xuất khẩu.
•Thu hút đầu trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dệt may phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, vừa phân công, vừa hợp tác giữa các đơn vị sản xuất quốc doanh và ngoài quốc doanh, giữa đơn vị trung ương và địa phương. Trong đó các đơn vị quốc doanh là đơn vị đầu mối củng cố phát triển các vệ tinh ngoài quốc doanh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất.
•Thu hút đầu trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dệt may cần đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư như tốc độ tăng trưởng năng suất, chất lượng, giá cả sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phầm, lượng vốn, cơ chế huy động vốn, việc làm... bởi hiệu quả kinh tế là mục tiêu, là căn cứ của việc lựa chọn dự án đầu tư. Đồng thời, các vấn đề xã hội như việc làm, giải phóng mặt bằng, môi trường pháp lý, môi trường đầu tư... cũng cần đặt ra khi lựa chọn dự án.