Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư kết hợp với lựa chọn, thẩm tra đối tác đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy XK hàng dệt may Việt nam (Trang 96 - 98)

d án vi hàng ch ct USD ụỉ đượ đầ ư c ut vào Vit Nam, tron gó có nhi u án cho ệ đề ự

3.6.8Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư kết hợp với lựa chọn, thẩm tra đối tác đầu tư nước ngoà

đầu tư nước ngoài

•Xúc tiến đầu tư

Hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư vào ngành dệt may nói riêng ở giai đoạn ban đầu khi các chủ đầu tư còn đang thăm dò và lựa chọn thì hoạt động xúc tiến đầu tư chính là chiếc cầu nối giữa các công ty dệt may nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước. Xúc tiến đầu tư là biện pháp hữu hiệu tác động trực tiếp tới các nhà đầu tư nước ngoài thông qua công cụ quảng bá hình ảnh và cung cấp thông tin môi trường đầu tư trong nước, giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài rút ngắn thời gian tìm hiểu, tạo điều kiện để họ nhanh chóng lựa chọn đối tác đầu tư và hợp tác. Vì thế, để thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư một cách có hiệu quả đòi hỏi Việt Nam cần phải đưa ra những chính sách phù hợp:

- Hoạch định một chiến lược xúc tiến đầu tư không những đáp ứng được nhu cầu cho cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài mà còn phải giúp ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tránh gây ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường và có kế hoạch đưa các bộ, viện, trường và các cơ quan làm công tác đối ngoại tham gia vào hoạt động xúc tiến đầu tư. Phối hợp các chương trình nghiên cứu giữa các bên nhằm tạo thế chủ động trong giao tiếp và xử lý quan hệ với bên ngoài. Mặt khác, thông qua các tham tán thương mại, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để thiết lập quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của một số nước để trao đổi thông tin, kinh nghiệm. Đẩy mạnh quan hệ với các công ty tư vấn pháp luật, dịch vụ đầu tư quốc tế có nguồn thông tin chính xác và cập nhật nhằm hoàn thiện hơn luật khuyến khích đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

- Chủ động tìm kiếm những đối tác đầu tư có khả năng đáp ứng được nhu cầu của mình để từ đó nhanh chóng đưa ra các biện pháp khuyến khích đầu tư đúng đắn.

- Tích cực tận dụng các mối quan hệ đối ngoại, tham gia các diễn đàn đầu tư, các cuộc hội thảo quốc tế nhằm nắm bắt được thông tin từ các đối tác đầu tư nước ngoài.

•Lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài

Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không phải bất cứ công ty nước ngoài nào ta cũng thu hút mà cần phải lựa chọn đối tác sao cho dự án đầu tư có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường và hơn nữa là không thể biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ của thế giới. Chính vì vậy, việc lựa chọn đối tác đầu tư là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Hiện nay, với chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các hình thức quan hệ cùng luật đầu tư nước ngoài đang dần được cải thiện, chắc chắn Việt Nam sẽ thu hút được nhiều đối tác đầu tư. Song, việc lựa chọn đối tác phải quán triệt 2 vấn đề quan trọng:

- Lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài cần phải hướng trọng tâm vào các đối tác là các công ty xuyên quốc gia thực thụ, bởi vì đó là nơi có nguồn vốn dồi dào, nguồn khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý trình độ cao, mức độ tin cậy lớn, nếu hợp tác được với các công ty này, ngành dệt may nước ta sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

- Lựa chọn đối tác đầu tư phải đúng với từng ngành và lĩnh vực.

Mặt khác, muốn thực hiện việc lựa chọn đối tác có hiệu quả cần phải có kĩ thuật và nghệ thuật. Cụ thể phải có thông tin tương đối đầy đủ về năng lực và sở trường kinh doanh, về uy tín và phong cách kinh doanh, trụ sở và tài sản của đối tác và cần có sự so sánh giữa các doanh nghiệp khi lựa chọn nhằm tìm ra được nhà đầu tư thích hợp. Ngoài ra, công tác tổ chức thu thập thông tin cần được quan tâm và tổ chức chu đáo, kể cả việc mua thông tin ở những nơi cần thiết. Khi lựa chọn đối tác cần quan tâm đến những doanh nghiệp lớn thuộc các quốc gia có

truyền thống và trình độ công nghệ cao trong ngành dệt may. Bên cạnh đó, phải chú ý đến các yếu tố chính trị và an ninh khi lựa chọn họ. Cần có sự tổ chức và hướng dẫn của cơ quan quản lý chức năng của chính phủ trong việc lựa chọn đối tác.

Để công tác lựa chọn đối tác đạt được mục đích đề ra cần phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cơ bản đánh giá đối tác đầu tư nước ngoài như:

Tư cách pháp nhân; năng lực tài chính; tiềm lực công nghệ; khả năng cạnh tranh; kinh nghiệm kinh doanh; thiện chí kinh doanh.

Các chỉ tiêu này rất quan trọng đối với công tác thẩm định và lựa chọn đối tác.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy XK hàng dệt may Việt nam (Trang 96 - 98)