Địa bàn đầu tư FDI vào ngành dệt mayViệt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy XK hàng dệt may Việt nam (Trang 60 - 61)

Địa bàn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam chủ yếu tập trung vào những tỉnh, thành phố lớn, giàu có như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Khánh Hòa… Sở dĩ như vậy vì nước ta vẫn là một nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, lạc hậu, thường chỉ những khu công nghiệp, khu chế xuất tại các thành phố lớn mới đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Mặt khác, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam tăng nhanh, lao động di chuyển ra thành phố nhiều, nên hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh chủ yếu tập trung ở thành phố lớn. Bên cạnh đó, điều kiện về công nghệ thông tin, truyền thông, mạng internet, giao dịch thư từ, vận chuyển phát triển nhanh, dân cư đông đúc khiến cho việc tiêu thụ hàng hóa dễ dàng. Ngoài ra, các thành phố có sân bay quốc tế, cửa

khẩu quốc tế, cảng biển hay có điều kiện tự nhiên phong phú, khí hậu ôn hòa, không chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai thường dễ dàng thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.

Điều này làm mất đi sự cân bằng trong phát triển kinh tế, gây ra sự chênh lệch lớn trong phát triển kinh tế giữa các vùng trên đất nước. Những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án đầu tư nước ngoài, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp.

Hơn nữa, xét về tổng thể, việc mất cân đối về địa bàn đầu tư đã khiến cho đầu tư nước ngoài chưa phát huy được hết lợi ích của mình, vì điều này sẽ kéo theo việc lao động giản đơn tập trung quá nhiều ở một nơi trong khi những vùng cần phải giải quyết xóa đói giảm nghèo lại không được phát triển.

Năm 2004, riêng 4 địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu) chiếm 58% tổng số vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh) chiếm 26% tổng số vốn FDI đăng ký của cả nước. Tiếp theo là các tỉnh phía Nam khác là 4%, các tỉnh phía Bắc khác là 4% và các tỉnh miền Trung là 8%.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy XK hàng dệt may Việt nam (Trang 60 - 61)