Dựa vào bảng 2.1 thống kê số dự án FDI và lượng vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp dệt may Việt Nam giai đoạn 1998-2008, ta xây dựng mô hình kinh tế lượng để đánh giá sự phụ thuộc của số dự án FDI vào ngành dệt may Việt Nam (biến SDA) qua thời gian.
Bằng phần mềm Mfit4 hồi quy SDA theo T bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất được kết quả như phụ lục 1.
Hàm hồi quy tổng thể PRF và hàm hồi quy mẫu SRF là:
PRF: SDA = a + b* T SRF: SDA = - 24.4762 + 7,0260* T
b = 7,0260 cho biết cứ sau một năm thì số dự án FDI vào ngành dệt may Việt Nam tăng thêm là 7. R- squared = 0,66395 cho thấy mức độ ảnh hưởng của yếu tố thời gian lên số dự án FDI vào ngành dệt may Việt Nam là 66,395%.
Năm 2008 theo số liệu thống kê từ bảng 2.2 thì số dự án FDI vào ngành dệt may Việt Nam là 55 dự án. Từ đó, có thể dự báo được số dự án FDI vào ngành dệt may Việt Nam trong một số năm tới như sau:
Bảng 3.1: Dự báo số dự án FDI vào ngành dệt may VN giai đoạn 2009-2015 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ mô hình hồi quy trên
Mặc dù đang phải đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn – hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, lượng vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp dệt may Việt Nam được dự báo vẫn tăng trong năm 2009 nhưng chậm lại so với năm 2008. Tuy nhiên, với sức hút là một thị trường mới, nhiều tiềm năng, lao động dồi dào và an toàn trong lúc các thị trường khác trong khu vực có nhiều bất ổn, Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may.
Hình 3.1:Đồ thị biểu diễn số dự án FDI vào ngành dệt may Việt Nam dự báo từ năm 2009 đến năm 2015 0 20 40 60 80 100 120 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số dự án
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Đơn vị: số dự án