Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút FDI vào công nghiệp dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy XK hàng dệt may Việt nam (Trang 98 - 101)

d án vi hàng ch ct USD ụỉ đượ đầ ư c ut vào Vit Nam, tron gó có nhi u án cho ệ đề ự

3.6.9 Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút FDI vào công nghiệp dệt may Việt Nam

nhiều hơn tới hai chỉ tiêu sau:

Thứ nhất, năng lực tài chính: vì tiềm lực vốn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn chưa mạnh nên khả năng huy động vốn từ phía doanh nghiệp nước ngoài là rất quan trọng.

Thứ hai, tiềm năng công nghệ: thực trạng công nghệ ngành dệt may của Việt Nam còn lạc hậu nên mục đích thu hút FDI là đầu tư theo chiều sâu, nâng cao trình độ công nghệ cho ngành, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh việc xuất khẩu ra thị trường thế giới.

3.6.9 Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút FDI vào công nghiệp dệt may Việt Nam Việt Nam

Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến môi trường đầu tư thì việc không ngừng cải thiện môi trường đầu tư để nâng cao tính cạnh tranh trong thu hút FDI là không thể thiếu. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và tăng cường dịch vụ nội địa là điều kiện tiên quyết cho việc thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, không thể đầu tư dàn trải mà phải đầu tư có trọng điểm, cân nhắc thời điểm và quy mô đầu tư, trên cơ sở đó mới đảm bảo được về nhu cầu cần thiết và chất lượng cho các công trình hạ tầng.

Đối với những vùng, địa phương có cơ sở hạ tầng phát triển, cần tiếp tục đầu tư để duy trì, cải tạo và nâng cấp để tạo động lực phát triển vùng, tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư FDI mới cũng như tạo thuận lợi cho các dự án đang hoạt động, mặt khác cũng thúc đẩy sự phát triển của các vùng phụ cận.

Đối với những vùng, địa phương cơ sở hạ tầng chưa phát triển, cần dành các nguồn vốn tài trợ, vốn theo các chương trình mục tiêu của chính phủ, vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đó mới có khả năng thu hút được nhiều nguồn vốn FDI.

Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp đã được quy hoạch để xây dựng các xí nghiệp dệt may có vốn FDI.

Mặt khác, để nhanh chóng tiếp thu vốn và kĩ thuật nước ngoài, các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng cần thành lập các đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu tự do buôn bán, khu công nghiệp kĩ thuật cao trên những vùng đất gần thủ đô, thành phố lớn, cảng biển, cảng hàng không…

KẾT LUẬN

Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thậm chí đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, ngành dệt may đang thu hút rất nhiều đối tác đầu tư nước ngoài. Bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ mang lại nhiều hiệu quả cho các doanh nghiệp đầu tư mà còn giúp các nước tiếp nhận đầu tư thu hút được tiềm lực tài chính dồi dào, khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, trình độ quản lý cao từ phía các nước đầu tư.

Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, với những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội nước ta, công nghiệp dệt may được đánh giá là ngành có triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. Vì vậy, thu hút đầu tư FDI vào dệt may là một tất yếu, đòi hỏi chính phủ, các cơ quan, bộ, ngành của nước ta phải có chính sách, phương hướng phù hợp nhằm phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này. Thực tế trong 10 năm qua cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng đã và đang xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới. Lượng vốn nước ngoài thu hút được vào các nhà máy dệt, sợi, quần áo may mặc ngày càng tăng cao, đặc biệt từ phía các nhà đầu tư Châu Á như Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan… thậm chí cả những nhà đầu tư đến từ EU và Hoa Kỳ. Vì thế, có thể khẳng định rằng hiện nay, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam cũng như đưa ra các giải pháp, chính sách thích hợp nhằm xóa bỏ những bất cập và tồn tại trong môi trường đầu tư đồng thời khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may… thực sự rất quan trọng và cấp thiết, giúp chúng ta có cái nhìn trực quan hơn về vấn đề này, từ đó có thể thực hiện tốt các mục tiêu và chiến lược đã đặt ra. Chuyên đề đã giải quyết được những vấn đề sau đây:

Khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của ngành dệt may Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân và tính cấp thiết của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong điều kiện đổi mới của đất nước đang diễn ra ngày càng sâu rộng và triệt để cũng như trong xu thế phát triển chung của lĩnh vực dệt may thế giới. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dệt may Việt Nam ngày càng đạt được những kết quả khích lệ, đóng góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế và xã hội của đất nước.

Thông qua phân tích, đánh giá và cập nhật chi tiết về số liệu cũng như thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dệt may Việt

Nam, chúng ta có thể hình dung một cách tổng quát về các hình thức đầu tư, cơ cấu đầu tư, đối tác đầu tư, địa bàn đầu tư… cũng như những thành tựu và hạn chế, yếu kém trong việc khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này. Qua phương pháp phân tích kinh tế lượng, chuyên đề đã dự báo được số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dệt may Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2015.

Đề xuất được một số giải pháp về chính sách và môi trường đầu tư, giải pháp về tài chính, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, cung ứng nguyên vật liệu, lựa chọn, thẩm tra đối tác đầu tư nước ngoài, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng… nhằm thu hút mạnh hơn lượng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới.

Phát triển ngành công nghiệp dệt may sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành khác và ngược lại. Nhờ đó nền kinh tế nước ta mới có thể phát triển nhanh chóng, đủ sức hội nhập với khu vực và thế giới, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 và trở thành một quốc gia có ngành công nghiệp dệt may phát triển hàng đầu khu vực.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy XK hàng dệt may Việt nam (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w