Phát triển đờng nôngthôn với nâng cao chất lợng cuộc sống

Một phần của tài liệu Phương hướng và Giải pháp phát triển đường Giao thông Nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 (Trang 59 - 60)

II. Phân tích các yếu tố tác động tới phát triển đờng GTNT vùng Đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn hiện nay

1. Những mặt đạt đợc trong phát triển kinh tế xã hộ

1.2.3 Phát triển đờng nôngthôn với nâng cao chất lợng cuộc sống

Đánh giá chung vùng ĐBSH thông qua việc nâng cao chất lợng cuộc sống ngời dân nông thôn trong tỉnh Ninh Bình bằng các chỉ tiêu y tế, giáo dục và văn hoá.

 Y tế: Trên địa bàn toàn tỉnh mạng lới y tế đã đợc phủ kín, ở trung tâm tỉnh và các huyện có các bệnh viện và các trạm chuyên khoa, ở khu vực nông thôn thì có các phòng khám khu vực, trạm y tế xã. Hiện nay ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh có 12 phòng khám khu vực và 127 trạm y tế xã ( 100% số xã có trạm y tế. Y tế xã tuy là tuyến cơ sở nhng đã đợc quan tâm đầu t đáng kể, hầu hết các trạm y tế xã đều đợc xây dựng khang trang, trang thiết bị đợc nâng cấp cơ bản đáp ứng đợc nhu cầu chữa bệnh. Lực lợng cán bộ y tế bao gồm 610 ngời, trong đó số bác sĩ là 43 ngời chiếm 7% ( riêng năm 2000 có 10 bác sĩ đợc tăng cờng ) số y sĩ là 383 ngời chiếm 62,9% ( luôn đợc đánh giá phù hợp với quy định của Bộ Y tế là trên 50%, năm 1992 là 59,4%, năm 1995 là 58,9%) tăng 77,6% so với năm 1991. Bên cạnh đó mạng lới y tế thôn bản ngày càng đợc củng cố và phát triển, hiện nay có trên 1,5 ngàn nhân viên y tế thôn bản; tất cả so với năm 1991 tăng 8,2%. Bằng các chơng trình nh: tiêm chủng mở rộng, phòng chống bớu cổ, phòng chống suy dinh dỡng cho trẻ em ... thực hiện tốt nên không còn xảy ra tình trạng dịch bệnh hàng loạt nh trớc đây nữa ( năm 1995 trẻ suy dinh dỡng toàn tỉnh là 40% nhng đến năm 2002 tỉ lệ này chỉ còn 25%...)

 Giáo dục đào tạo: Về cơ sở phục vụ dạy và học ở khu vực nông thôn, tỉ lệ số xã có trờng tiểu học là 100% trong đó có 10 xã mỗi xã có 2 trờng; tỉ lệ số xã có trờng trung học cơ sở đạt 99,2%. Tơng ứng số lớp học của các cấp tiểu học có 3.008 lớp với 3.470 giáo viên ( bình quân mỗi lớp có 1,15 giáo viên); có 1.850 lớp học trung học cơ sở với 3.214 giáo viên. Nh vậy so với giai đoạn 1991-1992 số trờng học tăng 6,3% ( giai đoạn 1991-1992 mới chỉ có 226 trờng, giai đoạn 1995-1996 có 301 trờng và đến 2001-2002 có 320 trờng với 6.077 lớp học), số lớp học tăng 10,3% và số giáo viên tăng là 58,4%, số học sinh tăng 38,8%( tuy nhiên số học sinh cấp 1 giảm 13,7% do công tác kế hoạch hoá dân số)

-Về cơ cấu học sinh giữa các cấp học có sự chuyển dịch đáng kể thể hiện:

Bảng 22:Cơ cấu học sinh giữa các cấp học Năm học

1991-1992 2001-2002Năm học Chênh lệch giữa 2 năm học

Tổng số (%) 100 100 -

-Tỉ lệ học sinh tiểu học(%) 72.8 45.3 -27.5

-Tỉ lệ học sinh THCS (%) 23 40.6 17.6

-Tỉ lệ học sinh PTTH (%) 4.2 14.1 9.9

Qua số liệu trên đây, chúng ta thấy hiện nay đời sống nhân dân đợc cải thiện đáng kể, việc học hành đợc quan tâm, tỷ lệ học sinh cấp 2, cấp 3 ngày càng tăng. Chất lợng giáo dục toàn diện đợc nâng lên một bớc: tỉ lệ học sinh tốt nghiệp cấp tiểu học thờng xuyên đạt khá cao từ 98% đến trên 99%, cấp trung học cơ sở cũng đạt từ 93%-99%, cấp phổ thông trung học đạt trên 93% ( giai đoạn trớc mới chỉ có trên 90%). Chất lợng giáo dục mũi nhọn đợc quan tâm, số học sinh đạt giải qua các kì thi cấp tỉnh, quốc gia hàng năm đều đạt khá. Toàn tỉnh có 51,3% số trờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 5/8 huyện thị đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, 7/8 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

 Văn hoá: xây dựng đợc một số công trình chủ yếu sau

-Đài phát thanh và truyền hình: có 7 trạm phát lại truyền hình Việt Nam, nếu nh năm 1995 mới chỉ có 40% số xã có đài truyền thanh với 43 đài quy mô cấp xã, hiện nay có 95,3% số xã có đài truyền thanh (121 xã)

-Hệ thống nhà văn hoá, th viện:100% số xã đều có nhà văn hoá, th viện đáp ứng kịp thời đầy đủ cho toàn bộ nhân dân.

Có thể thấy đờng nông thôn mang lại cho đời sống nông thôn phát triển cả về kinh tế và xã hội, bằng các hoạt động gián tiếp và trực tiếp đờng GTNT thực sự đem đến cuộc sống mới cho ngời dân ở nông thôn vì vậy phát triển đờng nông thôn trong tơng lai luôn là cơ sở hạ tầng thiết yếu cần đi trớc một bớc.

Một phần của tài liệu Phương hướng và Giải pháp phát triển đường Giao thông Nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w