“Mờ hóa” cái tôi trên bề mặt văn bản nhằm tiết chế tối đa tính trữ tình

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ nguyễn bình phương (Trang 105 - 107)

- Đêm ấy gái làng nhìn trăng buồn rượi/ Đêm ấy đám người điên / Khơi lên ngọn lửa

6 Những bài thơ khác

3.2.1. “Mờ hóa” cái tôi trên bề mặt văn bản nhằm tiết chế tối đa tính trữ tình

Ở thơ Nguyễn Bình Phương, cái tôi không phải lúc nào cũng hiện ra trên bề mặt câu chữ. Cái tài của ông là ông đã làm “mờ hóa” cái tôi trên bề mặt văn bản, từ đó tiết chế tối đa tính trữ tình. Vì vậy, thơ của ông chứa đựng nhiều ám gợi. Hành trình là một ví dụ cụ thể: Chầm chậm bò giữa nắng/ Mội đoàn tàu pha lê/ Về đâu con sâu róm lạ lùng kia bốn bề là mê trận/ Những cuộc đời quanh co vô tận/ Lơ mơ cỏ và sao/ Chẳng ai biết kết thúc ở nơi nào/

Chầm chậm chầm chậm bò giữa nắng (Hành trình).

“Chầm chậm” diễn tả trạng thái di chuyển đầy mỏi mệt của cái tôi giữa những “mê trận”quanh co của cuộc đời. Đây là một chuyến hành trình vô tận, không có điểm kết thúc. Nó chỉ cập bến những bờ âu lo, thương tổn, lỡ làng những ước mơ đã bạc màu. Bài thơ viết về một chuyến hành trình đầy âu lo, mệt mỏi của con người trước những rối ren, bất an của đời người. Tuy vậy, hành trình “dằng dặc”này không vì thế mà ngưng lại trước những dự cảm bất an đó mà giống như sự di chuyển của những con sâu róm – nhẫn nại, bền bỉ,

can trường. Cả bài thơ không có chữ “tôi”, “ta” nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được tính chất trữ tình đã được tiết chế trong bài thơ.

Cấu trúc câu thơ có sự đổi mới tạo nên sự chia cắt, ngắt khoảng của từ theo nhiều cách khác nhau, tạo độ giằng níu trong thơ, có thể diễn đạt nhiều điều chất chứa nội dung bên trong tâm hồn con người không thể giãi bày dù cho cái tôi không xuất hiện trên bề mặt văn bản:

Cuối cùng

trời cũng ở sau lưng Cuối cùng

con suối thuở bé cũng chảy kịp tuổi già

và trả ta ánh trăng Cuối cùng

im lặng vẫn lồng vào im lặng

(Ở nơi không có cánh)

Những phụ đề, dấu vết của cái tôi trữ tình cũng bị xóa mờ, chỉ còn lại hơi thở, dấu chân hững hờ và đôi mắt buồn rũ rượi ẩn nhẫn sau lớp ngôn từ mỏng nhẹ: Cửa đã khép hững hờ/ Chỉ còn hơi thở/ Dấu chân dừng lại bên đồi/ Người là con mắt buồn rũ rượi/ Người là sợi tơ hồng không vào được chiêm bao (Những phụ đề). Cái tôi không xâm nhập vào thế giới trong bài thơ nhưng người đọc có thể dễ dàng nhận ra những cảm thức về nỗi buồn, sự cô đơn, mong manh, mơ hồ đang trỗi dậy của con người trước cánh cửa “khép hững hờ” của cuộc đời.

Có những khoảnh khắc, cái tôi không hiện diện trên văn bản thơ, đó là sự hiện diện trong một hình hài khác: Buồn phóng xe áo phông trắng ngang trời/ Đeo kính khác nhìn sang cuộc đời khác/ Buồn nghĩ miên man nhưng chẳng bao giờ lạc/ Một cái tên lanh lảnh giữa trưa hè /…Lấp trên bóng sách

đổ trên ngực hững hờ/ Buồn tắt công tắc điện / Rồi đi(Buồn). Cái tôi như là hiện thân của nỗi buồn. Tính chất trữ tình đã được tiết chế một cách tối đa. Nỗi buồn không hiện diện trong suy tư của con người, mà được chuyển hóa thành cơ thể sống với đủ mọi hoạt động, trạng thái. Thấp thoáng sau “buồn” phải chăng là một bức tranh tự họa về chính mình của Nguyễn Bình Phương: nụ cười ai ái, đôi tai thật tinh, bước chân thật nhẹ…Hành động “Buồn tắt công tắc điện/ Rồi đi…” gợi nhiều ám ảnh, day dứt trong lòng độc giả.

Những bài thơ “mờ hóa” cái tôi chiếm số lượng không ít trong thơ Nguyễn Bình Phương: Đêm ngà ngà, Ngày đông, Áo đêm, Tiếng lạ, Hồi lại, Khảo dị, Giao thừa, Những ngày cô quạnh, Với người trong cổ tích, …

Với thao tác “mờ hóa” cái tôi trên bề mặt văn bản, Nguyễn Bình Phương đã thành công trong việc đưa đến cho người đọc một lớp văn bản thuần túy với những sự vật, hiện tượng được xếp đặt bâng quơ, ngẫu nhiên. Từ đó, bằng những “tầm đón nhận” khác nhau, người đọc có thể tự do khám phá chất trữ tình được giấu kín trên văn từng bản thơ.

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ nguyễn bình phương (Trang 105 - 107)