Anh vừa đi vừa nghĩ trong giấc mơ đêm qua người ấy đến tìm anh/ Rồi ngủ/ Đêm bắt đầu

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ nguyễn bình phương (Trang 80 - 88)

người ấy đến tìm anh/ …Rồi ngủ/ Đêm bắt đầu từ đấy thật dài (Về một người thương binh hỏng mắt)

- Người là con mắt buồn rũ rượi

Người là sợi tơ hồng không vào được chiêm bao

(Những phụ đề) -Tình còn thắm tươi Ở tận phương nào

Bao nhiêu mắt sắc liếc vào chiêm bao

(Rượu một mình)

-Ta làm môi em đêm đêm hé mở

Làm con đường nhỏ dẫn vào chiêm bao

(Bài ca)

-Nhìn thật kĩ vào giữa chiêm bao

Ức vạn cánh buồm giăng trên mặt bể (Đêm ngà ngà)

Ngủ, mơ là một trạng thái phổ quát của thế giới thơ Nguyễn Bình Phương. Ngủ, mơ (hay giấc ngủ, giấc mơ, mơ mộng, chiêm bao) hiện lên trong thơ với nhiều trạng thái khác nhau. Có giấc ngủ chìm giữa thế giới của những sắc màu thơm tho, đẹp đẽ, chông chênh như nắng quẩn dưới chân cầu:

Đom đóm xoay quanh những khóm lau vàng (Giấc ngủ nắng)

Là giấc mộng ban trưa, ngẩn ngơ, thảng hoặc, trôi trong những ám ảnh khác thường:

Lũ trẻ lạc trường ngẩn ngơ thành bướm dại Ý nghĩ tàn những giấc mộng trưa

(Những thứ tự)

Lại có giấc ngủ tĩnh lặng, an nhiên và bồng bềnh như ngủ trong một mặt trăng trong suốt kết bằng những giấc mơ màu ngọc:

Những con chim ngủ yên trong mặt trăng bằng nước Mưa phùn bay giấc mơ màu ngọc

(Tháng 11)

Trong giấc ngủ ấy, cái tôi “xa thân” thực hiện những bước chuyển hóa nhẹ nhàng, mơ hồ, cơ thể tan loãng đi trong chất lỏng đặc quánh của thời gian và trong cái ngan ngát, ngà ngà còn vương lại trong đài sen úa. Một sự phân rã nhanh, cô độc, đầy năng lượng: Mang xống áo mùa thu làm mùa thu/ Nhớ

giấc ngủ ngàn thu trong đài sen úa/ Nhớ giọng nói mềm mại như bóng râm/ Chảy vào căn nhà đổ (Bài mùa thu đầu tiên).

Ngủ, trong thơ Nguyễn Bình Phương là một trạng thái sống đặc biệt mà cái tôi tự phân tách mình ra khỏi thân xác để sống trọn vẹn với phần hồn. Ở đó, tiếng nói bản năng, vô thức của con người trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nó vượt thoát ra khỏi những ràng buộc nội tâm cố hữu, đè nén, vây bủa phần hồn thanh sạch: Con bướm cuối cùng nhẹ nhàng bay ra ngoài giấc mộng/ Bằng đôi cánh hoa mơ (Tình yêu khuất mặt); Qua con mắt khép hờ/ Mặt trăng đi thẳng vào giấc ngủ/ Cuối đường gặp một ban mai bàng bạc/ … Trong giấc ngủ đầy mộng mị/ Trăng không thể bay ra (Mắt).

“Con mắt khép hờ” đã trở thành công cụ thẩm mĩ đặc biệt mở ra một thế giới mới với những điều mới lạ, hấp dẫn phía bên kia tâm hồn. Nó là chiếc cầu nối vô hình xích lại hai thế giới tách biệt bên trong và bên ngoài cánh cửa kia để con người có thể tự do di chuyển giữa hai chiều thực tại – hư ảo ấy.

Trong thế giới thơ Nguyễn Bình Phương, con người tồn tại không phải bằng hình hài tạo hóa đã nhào nặn, mà sự tồn tại ấy hiện diện qua những giấc mơ, giấc ngủ. Con người cảm nhận thế giới, nhìn thế giới qua trạng thái ngủ, mơ đầy “mơ màng”. Tuy nhiên, ngủ, mơ trong thơ ông không hoàn toàn là hồi ức đẹp, nhẹ nhàng mà đầy ám gợi, gắn liền với thực tại đầy dấu hiệu bất an:

Những đứa trẻ chết già bên đường/ Những đứa trẻ ngủ mơ màng trong cỏ (Khách), Những tiếng kêu trầm trầm quanh họ/ Như tiếng kêu của những con dao/ Gặp giấc mơ sát chủ (Chợ núi), Nòng súng đen ngòm hát ru đứa bé lên ba ngủ (Thái Nguyên).

Đó là một giấc ngủ, mộng mị đầy ám ảnh, mọi sự vật cũng bị lây lan bởi trạng thái ngủ, mơ của con người: Con đường trắng lừ đừ đi xuống nước/ Bè vó ngủ/ Giấc mù lòa màu đá gan gà (Giờ sinh); Chú lính binh Nhì/ Một đêm mưa lên tàu/ Rời quê không người đưa tiễn/ Thị xã ngủ những giấc u mê

trong cái bóng khổng lồ ám ảnh (Đồng ca).

Hình ảnh chú lính binh Nhì cô độc, lặng lẽ xuất hiện ở bến tàu trong một đêm mưa gợi lên nhiều ẩn ức buồn bã. Sự cô độc như mách bảo anh về một con đường mịt mù, tăm tối trước mắt. Không ai đưa tiễn anh. Buồn. Cô độc. Bóng tối ru ngủ cả thị xã trong một màu đen khổng lồ ám ảnh tâm thức con người. Cả thị xã như chết lặng trong giấc u mê. Câu thơ đã khép lại nhưng những ám ảnh vẫn lởn vởn đâu đây.

Lạc vào thế giới của những giấc ngủ, mộng mị trong thơ Nguyễn Bình Phương, ta dễ dàng bắt gặp những khoảnh khắc “mơ màng” như thế này:

Những khuôn mặt thần tiên mơ màng ngủ/ Giấc ngủ như là con đường xa (Than thở); Em nhắc về một đấu trường/ Về đôi hài bỏ quên thềm hoa sữa/

Ngủ mơ màng bên cửa số không trăng (Chạm mặt).

Ngủ mơ màng là một trạng thái ngủ quen thuộc trong thơ Nguyễn Bình Phương. Đây là một trạng thái tồn tại giữa những lằn ranh của thực tại – mộng mị, ý thức – vô thức, tỉnh táo – điên rồ. “Đấy không phải là một sự tồn tại chết lặng, đông cứng. Đấy là cái trạng thái chuyển hóa đầy mơ màng (mơ màng là từ mà tác giả này rất hay dùng) của một nguồn năng lượng thiên nhiên lớn lao và bí ẩn” [44].

Trạng thái ngủ của Nguyễn Bình Phương được thoát ra từ những bóng hình ứ đọng, căng cứng, mệt mỏi của cuộc sống. Đó chính là tiếng nói của bản năng vô thức đang trỗi dậy mạnh mẽ, khát khao muốn phá bỏ mọi rào cản, bức bối đang giam hãm phần hồn để bỏ trốn cùng giấc ngủ hư ảo kia:

Ngủ trên mây/ Trên ngàn/ Trên làn môi kiêu sa/ Ngủ trên đồng bằng thơm tho giấc trẻ/ Ngủ…/Ngủ…ngủ…ngủ/ Ngủ trong thân hình xa lạ (Vĩnh biệt).

Ngủ và mơ, hai trạng thái không tồn tại tách biệt mà hòa lẫn, chuyển hóa trong nhau, cùng tồn tại trong một thực thể. Giống như một “khách của trần gian”, trong giấc mơ, Nguyễn Bình Phương tìm đến những trạng thái mơ đôi khi vu vơ, lãng đãng, đôi khi khẽ khàng, không có ranh giới cụ thể giữa mơ và ngủ. Giấc mơ không rõ ràng, giấc ngủ chìm trong cõi mông lung, ngủ trong giấc mơ của chính mình: Ngủ/ Và / Mùa hạ/ Chạm vai mình rất khẽ (Bài thơ cho một khoảng trống); Không phân biệt/ Ngủ bên ngoài mái hiên hay ngủ trong lòng mẹ/ Đâu cũng là giấc mơ(Không phân biệt).

Không phải đến Nguyễn Bình Phương, con người ngủ, mơ (hay giấc ngủ, giấc mơ) mới hiện hữu trong thơ như một ám ảnh nghệ thuật. Ở Mai Văn Phấn, giấc mơ, ngủ cũng mang những hình hài riêng biệt. Nhà thơ đã đem đến

cho thơ ca một thế giới xa lạ, tiềm ẩn sau những giấc mơ, giấc mộng đến bất chợt trong ý nghĩ của con người. Ông đã kịp thời ghi lại, nắm bắt để rồi tái hiện một cách sinh động trong thi ca: Anh được em gieo trồng trên ngực/ Bàn tay dịu dàng vun vào da thịt/ Hôn lên tai anh lời chăm bón thì thào/ Anh cựa mình nồng nàn tơi xốp (Bài ca buổi sớm), Em không ngủ yên dưới tàn lá giật/ Một nhành cây vừa rơi xuống mái tôn/ Tiếng quả vỡ lăn trên thềm gạch cũ (Buông tay cho trời rạng). Đặc biệt ở Tĩnh lặng, những giấc ngủ, mơ hiện lên rõ nét hơn cả:

Tôi nhuộm sáng khi tỉnh thức Còn khi ngủ

Phó mặc giấc mơ

giấc mơ

Không tìm thấy bóng tối

(Tĩnh lặng)

Hình tượng con người ngủ, mơ trong thơ Nguyễn Bình Phương diễn tả chính xác trạng thái “xa thân” trong thơ ông. Nó cho thấy một thế giới khác vừa xa lạ, vừa quen thuộc, ẩn tàng dưới những lớp ngôn từ giản dị. Hơn hết, thế giới ngập tràn mộng mị trong thơ Nguyễn Bình Phương vẫn luôn là một ẩn số đối với bạn yêu thơ.

2.2.3.2. Con người say

Nếu như con người ngủ, mơ trở thành hình tượng nổi bật, bao quát toàn bộ không gian thơ Nguyễn Bình Phương thì hình tượng con người say chỉ chiếm một góc nhỏ khiêm tốn nhưng lại góp phần không nhỏ vào làm nổi bật thêm hình tượng con người trong thơ Nguyễn Bình Phương.

Có nhà nghiên cứu nhận định rằng: “Tập Xa thân là cuộc tìm nơi trú ngụ của những linh hồn, những cái mất trở lại, những hồn say trong đêm: bóng những bông hoa bị ngắt run run về đậu trên cuống, hồn hoa lảo đảo trên

đường, những giọng nói mềm mại như bóng râm, bóng áo nâu trên bức tường hoa sứ…” [59]. Nhận xét này đã bao quát hầu như toàn bộ trạng thái của con người trong Xa thân. Đọc thơ Nguyễn Bình Phương, người đọc không bị giật mình bởi hình ảnh của những bóng người say èo uột, lả lướt bước đi trong đêm tối mà chỉ cảm nhận được hơi men buông tỏa, tràn ngập giữa bóng đêm:

Sáng trong bóng tối Một đôi mắt mèo Một ngày không ai

Con đường vắng hồn hoa đi lảo đảo… (Đêm ngà ngà)

Một đôi mắt mèo xanh xao, ánh lên những vệt màu ma quái chợt bừng lên trong đêm tối. Nó điềm nhiên, lặng lẽ quan sát từng bước chân lảo đảo

của “hồn say” kia. Câu thơ lột tả trạng thái say của con người hay cái hồn hoa với những cánh nhung mềm bị thấm nhiễm trong hơi rượu ngà ngà đêm? Sự di chuyển nhẹ nhàng của những hồn say chuếnh choáng ấy gợi cảm giác bồng bềnh, nổi trôi vào miền vô định:

…Nhìn thật kỹ bàn tay thành mây Trôi đi

Trôi đi

Trôi đi mãi…

(Đêm ngà ngà)

Có lẽ, trạng thái say của con người bắt nguồn từ chính sự cô đơn, u buồn, chán chường trong cuộc đời thực của Nguyễn Bình Phương. Vì buồn, vì cô đơn, người ta có xu hướng tìm đến men say để được ru ngủ, để được quên đi mọi muộn phiền, mọi đau thương đang khỏa lấp tâm hồn: Tình còn thắm tươi/ Ở tận phương nào/ Bao nhiêu mắt sắc liếc vào chiêm bao/ Bao

nhiêu niềm đau lắng về quê mẹ/ Một chút rượu nồng/ Say hết mùa đông

(Rượu một mình).

Men rượu không phải lúc nào cũng đủ “độ” để làm con người say. Đôi khi, trạng thái say lại đến từ những ký ức “lơ mơ” của tuổi trẻ và chìm khuất trong những say mê vụng dại thuở ấy: Tôi áp về hôm qua/ Những đường lơ mơ làm cuộc đời trẻ lại/ Chúng nhìn tôi như nhìn mùa hè/ Hỗn độn trong say vụng dại (Một mùa hè mọi thứ áp vào nhau). “Lơ mơ” là từ để diễn tả trạng thái mơ hồ, bất định (trạng thái say) của con người. Con người say trong cái “lơ mơ” của cuộc đời, của tình yêu. Đó là say trong tình yêu hay say mê man bên cạnh một câu thơ?

Trạng thái say của con người được nhắc đến với nhiều biểu hiện khác nhau: Say sưa, say ngất ngưởng, say dề dà, say ngây ngất, say hết mùa đông, Tình yêu không mang theo men rượu nhưng nó khiến “ta” nguyện say mãi không tỉnh. Tình yêu làm cho những trạng thái say kia trở nên vu vơ, lãng đãng. Có lẽ không có cơn say nào lại đẹp như cơn say tình trong thơ Nguyễn Bình Phương:

Bỗng dưng chới với ở nơi cuối nguồn Đàn bướm bay xuôi dòng sông chảy ngược Ngồng cải vàng mơ một đàn bướm khác Ta say dề dà bên lề cuộc tình…

(Viết lúc chín giờ)

Ngay lúc này, “ta” thấy hiện lên ở nơi cuối nguồn một bức tranh thiên nhiên đẹp, có sắc vàng mơ mộng của những ngồng cải, có cái chập chờn, e ấp, khép nép của những cánh bướm. Và ở đó, “ta” thả hồn mình vào để tìm đến với những cơn“say dề dà” triền miên, không dứt, tìm đến một thế giới nơi con người được trở về với chính mình.

E. Kant có câu nói: Vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà nằm ở con mắt của kẻ si tình. Liên hệ với thơ Nguyễn Bình Phương:

Bước thứ nhất ngọn lửa xòe hoa/ Bước thứ hai bóng tối chan hòa/ Bước thứ ba tuổi thơ hồi lại/ Bước thứ năm búp lá vươn cao/ Bước thứ sáu má em hồng hào/ Ôm anh say ngây ngất (Bước chân). Phải chăng “anh” đã nhận ra được vẻ đẹp nằm trên đôi má hồng đào của người con gái. Đó là vẻ đẹp khiến kẻ si tình này lạc vào thế giới của những bước chân ẩn chứa bao điều bất ngờ, thú vị và vẻ đẹp ấy một lần nữa khiến “anh” điên đảo, “say ngây ngất”.

Hình tượng con người trong thơ Nguyễn Bình Phương luôn chuyển động dù bằng cách này hay cách khác, kể cả những chuyển động trong nội tại sự vật. Con người say trong thơ ông cũng luôn chọn cho mình một cách phân rã độc đáo – sự phân rã thành trăm mảnh. Chỉ có trong trạng thái say, con người mới thực sự được sống với chính mình. Mỗi mảnh vỡ ra những suy tư, những trăn trở, chiêm nghiệm hay trở về ký ức trong một hình hài mới không rõ ràng. Trong sự phân rã đầy mỏi mệt đó, cái tôi giữ nguyên cho mình một trạng thái “say ngất ngưởng” tọa ngang bầu trời, chi phối tất cả các mảnh vỡ tâm hồn khác:Và một ngày ta hốt hoảng nhận ra/ Tự bao giờ mình chia thành trăm mảnh/ Này một mảnh đi về ký ức/ Muộn mằn ơi chẳng ai đón bên đường/…Một mảnh say ngất ngưởng tọa ngang trời/ Nghe sấm động mưa thu về bất chợt (Tạm thời chưa có tên).

Con người say trong thơ Nguyễn Bình Phương là một hình tượng độc đáo, nó cho thấy một trạng thái sống khác lạ. Con người sống, hồi tưởng về thế giới qua những cơn say bất chợt, nhòe lẫn, không rõ ràng. Cùng với hình tượng con người ngủ, mơ, hình tượng con người say góp phần hình thành lên một thế giới mới trong thơ Nguyễn Bình Phương.

Nguyễn Bình Phương luôn bị ám ảnh bởi những giấc mơ, con người ngủ, mơ, con người say. Con người điên cũng là một ám ảnh nghệ thuật bao trùm toàn bộ thế giới thơ và tiểu thuyết của ông. Con người điên trong thơ ông biểu hiện ở nhiều đối tượng với nhiều biến thể khác nhau:

Bảng 2.2.

Thống kê tần số xuất hiện của hình ảnh người điên

Đối tượng điên Trạng thái, hành động, tính chất điên

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ nguyễn bình phương (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w