Đặt sự vật, hiện tượng trong những liên tưởng bất ngờ, trái chiều

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ nguyễn bình phương (Trang 116 - 119)

- Đêm ấy gái làng nhìn trăng buồn rượi/ Đêm ấy đám người điên / Khơi lên ngọn lửa

6 Những bài thơ khác

3.3.2. Đặt sự vật, hiện tượng trong những liên tưởng bất ngờ, trái chiều

Thơ Nguyễn Bình Phương luôn mang đến sự hấp dẫn đối với người đọc. Một trong số những lý do đó là ông luôn đặt sự vật, hiện tượng trong những liên tưởng bất ngờ, trái chiều.

Bước vào thế giới thơ ông, độc giả sẽ có dịp chiêm ngưỡng sản phẩm của sự liên tưởng bất ngờ ấy – những câu thơ rất lạ và độc đáo:

- Nước:

Khuôn mặt phù thũng

Con mèo chửa hoang đi tìm nơi ở cữ Cặp môi người chết oan

Con đại bàng già gặp con sẻ nâu hiếu chiến Nước:

Nòng súng đen ngòm hát ru đứa bé lên ba ngủ

(Thái Nguyên) - Ai biết

Phù sa vùi lấp cơ thể của nước để tránh cái nhìn săm soi dâm đãng

(Ngỏ lần thứ nhất)

Thơ Nguyễn Bình Phương không phải lúc nào cũng rõ ràng, đơn nghĩa. Thơ ông nhiều khi vu vơ, hoặc chỉ là những lát cắt mơ hồ, tượng trưng. Những lát cắt này dễ dàng bị phân tán, bỏ quên bởi những liên tưởng bất ngờ, trái chiều khác. Vì vậy, đọc thơ ông, trí tò mò của bạn đọc bị đẩy đến cao độ, nó cứ mải miết dấn bước, thôi thúc tìm tới điểm dừng cuối cùng của câu thơ:

Người nhổ đinh

Kẻ thờ ơ ngồi ngoài tầm mắt trần gian

ngoài lời cầu khẩn trần gian Cơn khát tức ngực tụ vào rặng tre đằng ngà làm

tiếng hét thất thanh bay lượn uốn vòng

đi tìm minh chủ… (Những chiếc đinh)

Nói câu thơ của Nguyễn Bình Phương là những câu thơ “gây nghiện” quả không sai. Bởi lẽ, nếu lỡ “sa chân” vào thế giới của liên tưởng, tưởng tượng trong thơ ông sẽ khó lòng dứt ra được. Người đọc tìm đến với câu thơ thứ nhất sẽ bị mê hoặc đến câu thứ hai, từ câu thơ thứ hai lại bị dẫn dắt thêm câu thứ ba, thứ tư, thứ n… mới có thể làm thỏa mãn phần nhỏ ham muốn thưởng thức nghệ thuật của chính mình cũng như giải thoát một chút tò mò về thế giới thơ đầy sức hút kia: Hàng vạn mối tình ngấu nghiến không sánh nổi hạt mưa/ Hàng vạn đôi môi khờ khạo chợt dại đi khi chạm phải/ lời thề nguyền thật thà không đúng lúc/ Những cặp yêu nhau chết bên sông/ Chết trên bóng người tình/ Chết trong má ngón tay áp út/ Chết một con tính nhẩm/

Chết bốn phép cộng trừ nhân chia/ Những người ngớ ngẩn tìm nhau nơi sương/ Những con mèo đốm nâu tìm rắn(Ngỏ lần ba).

Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp ma mị, huyền ảo cùng chất siêu thực đậm nét trong thế giới thơ Nguyễn Bình Phương. Thế giới ấy gắn liền với những liên tưởng “lạ”, bất ngờ, “nghịch dị” đã tạo nên những ám ảnh liên hồi,

day dứt: Thế rồi đất xám làm cây ngã/ Lũ trẻ nhọc nhằn hóa bướm đêm/ Ô tô bỏ chạy sau đuôi ngựa/ Già lão ngồi chờ mẹ trong vườn… (Khảo dị).

Dẫu biết người đọc bị ám ảnh và mê man trong trạng thái tỉnh – mê, hư – thực của những liên tưởng bất ngờ trong thơ mình nhưng Nguyễn Bình Phương vẫn không ngừng “giăng lưới”, “thả mồi” liên tưởng để thu về những câu thơ đẹp, những cảm nhận đa chiều:

Chiều xuống

Cánh bướm khổng lồ lênh đênh qua hàng mận trắng Tiếng trẻ hổn hển đuổi theo ngày mắc nạn…

(Ngỏ lần hai)

Trong chiều liên tưởng của Nguyễn Bình Phương, ký ức giống như một cô gái dịu dàng, giản dị mang vẻ đẹp đằm thắm với những bước đi e lệ qua thời gian. Tác giả đã tái hiện lại một vùng ký ức trong sáng, mơ hồ, xa xăm. Sự tái hiện này được lưu lại dưới dạng đề từ trên một bức ảnh đen trắng. Đây là một sự liên tưởng rất độc và lạ của nhà thơ: Ký ức tết tóc đuôi sam/ Đi hài cỏ nhẹ nhàng qua mùa hạ/…Ký ức thẫn thờ trên chiếc dây phơi/ Lởn vởn khói thơm lưng áo gấm(Đề từ cho một bức ảnh đen trắng).

Và cũng chỉ có Nguyễn Bình Phương mới nhìn thấy đường chân trời ẩn hiện sau cú nhảy của một chú mèo:

Một cú nhảy vượt qua mặt tôi

Dưới bụng con mèo mờ mờ đường chân trời

(Những phụ đề)

Trong nghệ thuật tạo hình, Nguyễn Bình Phương giống như một người thợ khéo tay, biết phối cảnh và lắp ráp những phân cảnh xa lạ thành một bức tranh chung, tồn tại trong nhiều trường liên tưởng khác nhau. Đặc biệt, thao tác đặt sự vật, hiện tượng trong những liên tưởng bất ngờ, trái chiều đã tạo

nên những hiệu ứng ngôn ngữ lạ tai, gây cảm giác “thèm thuồng” trên từng câu chữ.

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ nguyễn bình phương (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w